Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Lịch sử 8 cánh diều bài 11: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và cách mạng tháng mười Nga năm 1917.
VẬN DỤNG CAO (5 câu)
Câu 1: Tháng 4/1917, Mỹ bắt đầu tham chiến, Tổng thống Mỹ Uyn-xơn phát biểu: “…đây sẽ là trận chiến cuối cùng – trận chiến chấm dứt mọi cuộc chiến”. Em có đồng ý với nhận định của ông không? Vì sao?
Câu 2: Nhận xét giai đoạn thứ nhất của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1916).
Câu 3: Nhận xét về giai đoạn thứ hai của chiến tranh thế giới thứ nhất (1917 – 1918). Kết cục của chiến tranh đã tác động đến cục diện của thế giới như thế nào sau chiến tranh.
Câu 4: Em hãy cho biết bài học gì được rút ra từ chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918).
Câu 5: Cho biết Cách mạng tháng mười Nga năm 1917 có ảnh hưởng như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?
Câu 1:
- Không đồng ý với phát biểu.
- Giải thích: chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, nhằm tranh giành thuộc địa giữa các nước đế quốc, là cuộc chiến tranh phi nghĩa chỉ đem lại lợi nhuận cho giai cấp tư sản nắm quyền. Nhân dân trên thế giới phải chịu cảnh áp bức, bóc lột, nhận nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước trên thế giới sẽ bùng nổ, diễn ra mạnh mẽ để giành lại sự tự do, độc lập.
Câu 2:
- Những năm đầu ưu thế thuộc về phê Hiệp ước
- Trong giai đoạn này chiến sự diễn ra vô cùng ác liệt gây thiệt hại nặng nề về người và
của, nhưng không đưa lại ưu thế cho các bên tham chiến.
- Những năm đầu Đức, Áo – Hung giữ thế chủ động tấn công. Từ cuối năm 1916 trở đi, Đức, Áo – Hung chuyển sang thế phòng ngự ở cả hai mặt trận Đồng Âu, Tây Âu.
- Mĩ chưa tham gia chiến tranh.
Câu 3:
* Nhận xét về giai đoạn thứ hai của chiến tranh:
- Ưu thế thuộc về phê Liên minh.
- Lúc đầu Mĩ giữ thái độ trung lập.Thực ra, Mĩ muốn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí cho cả hai phe và khi chiến tranh kết thúc, dù thắng hay bại, các nước tham chiến đều bị suy yếu, còn Mĩ sẽ giữ địa vị ưu thế giàu lên sau chiến tranh. Nhưng năm 1917 phong trào cách mang ở các nước lên cao, ưu thế của chiến tranh nghiêng về phe Hiệp ước , Mĩ đã quyết định nhảy vào tham chiến cùng phe Hiệp ước để thu lợi nhuận sau khi thắng trận, đồng thời ngăn chặn phong trào cách mạng thế giới đang lan rộng. Như vậy, ở giai đoạn cuối của chiến tranh, khi cả hai phe đã mệt mỏi, thiệt hại thì Mĩ đã nổi lên với vai trò người đứng đầu phe Hiệp ước và Mĩ tham chiến cùng phe hiệp ước đã góp phần làm cho chiến tranh kết thúc nhanh hơn.
- Một sự kiện bất ngờ diễn ra trong chiến tranh đó là thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, nhà nước Xô Viết ký hòa ước với Đức tháng 3 năm 1918 rút khỏi chiến tranh, làm cho cục diện chiến tranh nhanh chóng kết thúc.
* Kết cục của chiến tranh tác động đến cục diện của thế giới:
- Từ tháng 11 năm 1918, Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Cùng với thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga 1917, kết cục của cuộc chiến tranh này đã tác động mạnh mẽ đến cục diện chiến lược quốc tế, làm thay đổi hoàn toàn tương quan lực lượng cũng như tình hình thế giới, đặc biệt là đối với châu Âu.
- Châu Âu là chiến trường chính của cuộc chiến tranh, vì thế sau chiến tranh, dù thắng hay bại trận, các cường quốc ở đây đều bị suy yếu. Anh và Pháp tuy chiến thắng nhưng nền kinh tế bị kiệt quệ sau chiến tranh và trở thành con nợ của Mĩ. Italia, một đồng minh ốm yếu trong chiến tranh, bị xâu xé bởi cuộc đấu tranh gay gắt trong nước và khủng hoảng kinh tế. Ba đế quốc rộng lớn ở châu Âu là Nga, Đức, Áo - Hung lần lượt sụp đổ. Đế quốc Nga tan rã do những chính sách tiến bộ của những người Bônsevich sau cuộc Cách mạng XHCN tháng Mười năm 1917. Đế quốc Đức và Áo - Hung bại trận, bị tàn phá nặng nề và những cuộc cách mạng bùng nổ đã đẩy các nước này vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Trong khi đó, các cường quốc ở ngoài châu Âu như Mỹ và Nhật, không bị tàn phá bởi chiến tranh, đã vươn lên nhanh chóng, vượt qua nhiều nước tư bản ở châu Âu. Tương quan lực lượng giữa các cường quốc thay đổi rõ rệt, ngày càng bất lợi cho các nước tư bản châu Âu vốn chiếm vị trí trung tâm trong thế giới tư bản chủ nghĩa trước đó. Đồng thời thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 cũng tạo ra một chuyển biến căn bản của tình hình thế giới. Chủ nghĩa tư bản không còn tồn tại như một hệ thống duy nhất thống trị thế giới nữa. Sự tồn tại của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới đã trở thành một thách thức to lớn đối với thế giới tư bản chủ nghĩa, buộc các nước này phải tìm cách dàn xếp để đối phó.
- Trong bối cảnh đó, để giải quyết những vấn đề do chiến tranh đặt ra, các hội nghị hoà bình được triệu tập. Hệ thống hoà ước Vecxai và sau đó là Hệ thống hiệp ước Oasinhtơn đã được kí kết nhằm tổ chức lại thế giới sau chiến tranh . Hội Quốc Liên được thành lập nhằm duy trì trật tự mới sau chiến tranh. Tuy nhiên lại tiếp tục nảy sinh mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa. Cho đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã dẫn đến một hậu quả về mặt quốc tế, thế giới chia làm hai khối: Khối Anh, Pháp, Mĩ muốn thoát khỏi khủng hoảng băng việc thực hiện cải cách, còn khối Đức, Italia, Nhật Bản lai muốn thoát khỏi khủng hoảng bang việc thực hiện phát xít hóa bộ máy nhà nước. Từ đó hai khối lại mâu thuẫn gay gắt, tiến hành chạy đua vũ tranh để chuẩn bị chiến tranh chia lại thị trường và thuộc địa đó là cuộc chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939 – 1945).
Câu 4:
Bài học được rút ra từ chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918):
- Chiến tranh thế giới cho thấy cho thấy, trong điều kiện của các mối quan hệ chặt chẽ của thế giới, của công nghệ cao, quy mô toàn cầu, với độ tàn phá khủng khiếp của chiến tranh thì không ai có thể có lợi trong chiến tranh nếu nó nổ ra thậm chí chiến tranh khu vực.
- Một bài học rất to lớn của chiến tranh thế giới thứ nhất cho thấy : "yếu tố dân tộc quốc gia là có động lực rất lớn và các quyền lợi chính đáng của nó phải được tôn trọng". Tình hình quốc tế không thể yên nếu dựa trên cơ sở không tôn trọng tình cảm, quyền lợi chính đáng của quốc gia, dân tộc. Một dân tộc bị dồn vào thế cùng đường sẽ phản ứng rất mãnh liệt gây hậu hoạ cho hoà bình thế giới. Một ví dụ rất điển hình: sự kiềm chế kìm hãm càng chặt chẽ đối với Đức sau Thế chiến I chỉ càng thúc đẩy chủ nghĩa phục thù với sự tìm kiếm các phương sách càng quyết liệt, cực đoan hơn của Hitler và cuối cùng là với các kết quả thảm khốc đối với người kìm hãm. Sau Thế chiến II Hoa Kỳ như một thế lực lãnh đạo thế giới đã nhận thức được vấn đề này nên trong chương trình tái thiết sau chiến tranh đã giúp đỡ cả các nước kẻ thù thua trận: Đức, Ý, Nhật để các nước này vươn lên không ở vị thế buộc phải lao tiếp vào chủ nghĩa phục thù.
- Đồng thời "Vấn đề chiến tranh và hoà bình là vấn đề chung của cả thế giới". Một khi chiến tranh nổ ra nó dễ dàng kéo cả thế giới vào cuộc. Với hậu quả quá khốc liệt của chiến tranh loài người phải nhận thức được sự cần thiết "cần ngăn chặn nó trước khi quá muộn" đó phải là nỗ lực chung của tất cả các nước.
- Hiện nay, tuy đã có rất nhiều cuộc chiến tranh khu vực nổ ra và đã có lúc thế giới bên vực chiến tranh, nhưng về cơ bản hoà bình thế giới vẫn được giữ vững và chưa thấy có bờ triệu chứng của một đại chiến mới điều đó cho thấy ít nhiều thì nhân loại cũng đã rút được các bài học chính trị của hai cuộc đại chiến, đã biết cách hóa giải các mâu thuẫn bằng hòa bình.
Câu 5:
Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đến cách mạng Việt Nam:
- Từ thắng lợi Cách mạng Tháng Mười Nga, Hồ Chí Minh đúc rút kinh nghiệm xây dựng Đảng của Lê-nin để sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngay từ khi ra đời cho đến ngày nay, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ, vượt qua mọi thử thách, giành thắng lợi này đến thắng lợi khác, tiêu biểu phải kể đến là: Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thành công, Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời; kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ giành thắng lợi hoàn toàn, non sông thu về một mối, người dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Điều đáng nói là đổi mới toàn diện đất nước và hội nhập quốc tế bước đầu giành thắng lợi to lớn và có ý nghĩa lịch sử.
- Trải qua quá trình ra đời và phát triển, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn trung thành trong quá trình vận dụng và phát triển sáng tạo những nguyên tắc cơ bản của học thuyết Mác-Lê-nin mà hiện thân là Cách mạng Tháng Mười về xây dựng Đảng Cộng sản.
- Cách mạng tháng Mười Nga đã sáng tạo ra một kỷ nguyên mới của nước Nga, đồng thời, đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử nhân loại. Nó đã vượt khỏi không gian và thời gian, trở thành biểu tượng vĩ đại của thời đại. Những tinh hoa, giá trị thời đại của Cách mạng tháng Mười luôn tỏa sáng, là nguồn động lực lớn thôi thúc và khơi dậy tinh thần cách mạng của nhân dân tiến bộ toàn thế giới, trong đó có nhân dân Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam trên con đường đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Bình luận