Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Lịch sử 8 cánh diều bài 11: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và cách mạng tháng mười Nga năm 1917.

  1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Trình bày nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu 2: Phân tích hậu quả và ý nghĩa tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với lịch sử nhân loại.

Câu 3: Lập bảng thống kê những sự kiến chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918). 

Câu 4: Em hãy nêu những tác động của chiến tranh thế giới thứ nhất (1814 – 1817)  gây ra.  

Câu 5: Trình bày nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

Câu 6: Nêu diễn biến chính của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

Câu 7: Hãy trình bày ý nghĩa lịch sử và sự tác động của Cách mạng tháng Mười Nga đối với lịch sử nhân loại.


Câu 1: 

Nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất:

- Nguyên nhân sâu xa:

+ Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đều về kinh tế đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.

+ Mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc về vấn đề thuộc địa vô cùng gay gắt. Anh, Pháp chiếm phần thuộc địa lớn nhất; Đức lại có quá ít thuộc địa.

=>Hình thành 2 khối quân sự đối lập nhau:

  • Khối Liên minh (Đức, Áo – Hung, I-ta-li-a) ra đời năm 1882.
  • Khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga) ra đời năm 1907.

- Nguyên nhân trực tiếp:

+ Ngày 28 - 6 - 1914, Thái tử kế vị Áo - Hung bị ám sát ở Xéc-bi.

+ Nhân sự kiện này, Áo - Hung tuyên chiến với Xéc-bi, Đức tuyên chiến với Nga

ngày 1 - 8 - 1914.

=>Chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng lan rộng thành chiến tranh thế giới.

Câu 2:

Hậu quả và ý nghĩa tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với lịch sử nhân loại:

- Hậu quả:

+ Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa với cả hai bên tham chiến.

+ Chiến tranh kết thúc với thắng lợi của Khối Hiệp ước.

+ Gây ra thảm họa đối với nhân loại: 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, tổn thất 85 tỉ đô la Mỹ.

- Tác động: Trong quá trình chiến tranh, Cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập nhà nước Xô viết đánh dấu bước chuyển bước lớn trong cục diện chính trị thế giới.

Câu 3: 

Thời gian

Sự kiện chính

Năm 1914

- 28 – 7: Áo – Hung tuyên chiến với Serbia.

- 1 – 8: Đức tuyên chiến với Nga.

- 2 – 8: Đức xâm lược Luxembourg.

- 3 – 8: Đức tuyên chiến với Pháp.

- 4 – 8: Đức tuyên chiến với Bỉ, Anh tuyên chiến với Đức.

- Tháng 9: Trận Marne.

Năm 1916

- Tháng 2: Bắt đầu trận Véc-đoong.

- Tháng 6: Bắt đầu trận chiến Somme.

Năm 1917

- Tháng 4: Mỹ tham chiến.

- Tháng 11: Cách mạng tháng Mười Nga thành công. Nga rút khỏi cuộc chiến.

11/1918

- Đức đầu hàng.

- Chiến tranh kết thúc.

 Câu 4: 

- Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân loại: Khoảng 1,5 tỷ người bị cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế Châu Âu bị kiệt quệ.

- Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị hủy. Chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỷ đô la. Các nước châu Âu đều trở thành con nợ của Mỹ. Riêng nước Mỹ được hưởng lợi từ chiến tranh nhờ bán vũ khí, đất nước không bị bom đạn tàn phá, thu nhập quốc dân tăng gấp đôi, vốn đầu tư nước ngoài tăng 4 lần. Nhật Bản chiếm lại một số đảo của Đức, nâng cao vị thế ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.

- Trong quá trình chiến tranh, thắng lợi của cách mạng tháng 10 Nga và thành lập Nhà nước Xô viết đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.

Ngoài mất mát về người, các thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy… ở châu Âu đều bị phá hủy, thiệt hại vật chất lên tới 338 tỷ USD. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh vào khoảng 85 tỷ USD.

- Tương quan lực lượng giữa các cường quốc đã thay đổi rõ rệt, các nước tư bản ở châu Âu đều bị suy yếu, trong đó có hai nước tư bản lâu đời là Anh và Pháp. Đế quốc Đức và Áo-Hungary bại trận.

- Hệ thống Hiệp ước Versailles và sau đó là Hệ thống Hiệp ước Washington ra đời với mục đích tổ chức lại thế giới thời hậu chiến sao cho phù hợp với tương quan lực lượng mới, song thực chất là các đế quốc phân chia lại thuộc địa, cũng như xác lập lại sự áp đặt, nô dịch đối với các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc.

- Tuy nhiên, cuộc phân chia lại lợi ích và ảnh hưởng sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất đã không hóa giải được những mâu thuẫn gốc rễ, mà còn làm cho những mâu thuẫn đó trở nên trầm trọng hơn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới Chiến tranh Thế giới thứ hai bùng nổ năm 1939.

Câu 5:

Nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917:

- Sau Cách mạng tháng Hai năm 1917, chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng đã bị lật đổ, nhưng nỗi khổ cực vẫn đè nặng lên các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân, công nhân.

- Hai chính quyền song song tồn tại: Chính phủ tư sản lâm thời và các Xô viết đại biểu

công nhân, binh lính. Hai chính quyền này đại diện cho các giai cấp có lợi ích đối lập nhau nên không thể cùng tồn tại.

=> Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng, lật đổ chính phủ lâm thời.

Câu 6:

Diễn biến chính của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917:

- Tháng 7/1917:  Đảng Bôn-sê-vích đã lãnh đạo giai cấp công nhân, nông dân, binh lính chuẩn bị đấu tranh vũ trang giành chính quyền.

- Đêm 24/10: quân khởi nghĩa đã chiếm được Xanh Pê-téc-bua và bao vây Cung điện Mùa Đông.

- Đêm 25/10: Cung điện Mùa Đông bị chiếm, Chính phủ tư sản lâm thời sụp đổ.

- Đầu năm 1918: cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười đã giành được thắng lợi hoàn toàn.

Câu 7: 

Ý nghĩa lịch sử và sự tác động của Cách mạng tháng Mười Nga đối với lịch sử nhân loại:

- Ý nghĩa:

+ Đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ, thành lập bộ máy nhà nước mới của giai cấp công nhân và nông dân Nga.

+ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế, chỉ ra cho họ con đường đi tới thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản.

+ Mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thể giới.

- Tác động: tác động sâu sắc đến tiến trình lịch sử và cục diện thế giới, đã chặt đứt một khâu yếu nhất trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa, tạo ra chế độ xã hội đối lập với xã hội tư bản chủ nghĩa.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác