Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Lịch sử 6 CTST bài 8: Ấn Độ cổ đại
IV. VẬN DỤNG CAO
Câu 14: Tôn giáo cổ xưa nhất của người Ấn Độ là tôn giáo nào? Em hãy cho biết sự ra đời của tôn giáo đó ở Ấn Độ.
Câu 15: Phật giáo ở Ấn Độ ra đời như thế nào?
Câu 14:
- Tôn giáo cổ xưa nhất của người Ấn Độ là tôn giáo Bà La Môn.
- Sự ra đời của tôn giáo Bà La Môn:
+ Bà La Môn là tôn giáo cổ xưa nhất của người Ấn Độ, ra đời vào khoảng thế kỉ XV TCN, sau được cải tiến thành Hin-đu (Ấn Độ giáo).
+ Trong lúc xã hội Ấn Độ cổ đại có sự bất bình đẳng sâu sắc về đẳng cấp và đạo này chứng minh cho sự hợp lý của tình trạng bất bình đẳng đó.
+ Đạo Bà La Môn đề cao sức mạnh của các vị thần như: thần Bra-ma (thần Sáng tạo), Vis-nu (thần Bảo tồn), Si-va (thần Hủy diệt)...
+ Về mặt xã hội, đạo Bà La Môn là công cụ để bảo vệ chế độ đẳng cấp.
Câu 15:
Sự ra đời của Phật giáo ở Ấn Độ:
- Đạo Phật ra đời vào khoảng thiên niên kỉ I TCN do Thái tử Xít-đác-ta Gô-ta-ma, hiệu là Sakya Muni (Thích Ca Mâu Ni) khởi xướng.
- Các tín đồ Phật giáo lấy năm 544 TCN là năm thứ nhất theo lịch Phật, họ cho đây là năm Đức Phật nhập niết bàn. (Vì vậy, những người châu Á theo đạo Phật trước kia vẫn để ý đến ngày qua đời hơn ngày ra đời, khác hẳn những người theo đạo Thiên Chúa).
- Nội dung căn bản của Phật giáo là quy luật nhân quả. Theo đó, con người phải chịu tác động từ những việc làm tốt hay xấu của mình. Người làm việc tốt thì sẽ nhận được quả tốt, người làm việc xấu sẽ nhận quả xấu. Phật giáo quan niệm tất cả mọi người đều bình đẳng.
Giải những bài tập khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận