Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Lịch sử 6 CTST bài 1: Lịch sử là gì?

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Các nhà sử học thường chia tư liệu lịch sử thành bao nhiêu loại? 

Câu 2: Trình bày các loại của tư liệu lịch sử? 

Câu 3: Trình bày sự giống và khác nhau giữa lịch sử của cá nhân và lịch sử xã hội loài người 

Câu 4: Kể tên một số nguồn sử liệu để khám phá quá khứ. Cho ví dụ của mỗi nguồn liệu đó. 

Câu 5: Giải thích câu nói của Xi-xê-rông: “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”. 


Câu 1:

Các nhà sử học thường chia những tư liệu lịch sử thành 4 loại:

- Tư liệu gốc

- Tư liệu truyền miệng

- Tư liệu chữ viết

- Tư liệu hiện việt

Câu 2: 

Tư liệu gốc

Là tư liệu liên quan trực tiếp đến sự kiện lịch sử, ra đời vào thời điểm diễn ra sự kiện, phản ánh sự kiện lịch sử đó. Đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử, bởi vì nó là một bản gốc không qua sao chép hay kể lại. Ví dụ, bản gốc tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi viết sau khi nghĩa quân Lam Sơn đánh bại quân xâm lược nhà Minh năm 1428 là tư liệu gốc. Hay bản thảo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết từ năm 1965 và được công bố năm 1969 là tư liệu gốc.

Tư liệu truyền miệng

Gồm nhiều thể loại như truyền thuyết, thần thoại, ca dao, dân ca... được truyền từ đời này sang đời khác. Trong thời kì chưa có chữ viết, tư liệu truyền miệng là một nguồn thông tin để tìm hiểu lịch sử. Chẳng hạn, để ca ngợi anh hùng Triệu Thị Trinh trong cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Ngô năm 248, nhân dân ta đã truyền miệng câu ca dao:

Muốn coi, lên núi mà coi

Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng”.

Hay các câu chuyện, truyền thuyết, cổ tích kể về cây đa, bến nước, sự hình thành một sự vật hiện tượng nào đó... như Con Rồng cháu Tiên, Sơn Tinh - Thủy Tinh là tư liệu truyền miệng. Hoặc những câu chuyện kể về tấm gương của những người có công đối với quê hương, đất nước,... như truyện Thần đồng đất Việt, Thánh Gióng đánh giặc Ân.

Tư liệu viết

Tư liệu chữ viết bao gồm các bản chữ khắc trên xương, mai rùa, vỏ cây, đá, các bản chép tay hay in trên giấy... ghi chép tương đối đầy đủ mọi mặt đời sống con người và các sự kiện lịch sử đã xảy ra. Chẳng hạn, theo Cục Di sản văn hóa, vua Lê Thánh Tông (1460-1497) là người đề Tư liệu chữ viết xướng dựng bia tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) để tôn vinh các trí thức Nho học đỗ đạt. Đến nay, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn lưu giữ được 82 bia ghi rõ họ tên, quê quán của 1.304 nhà trí thức khoa bảng (85 trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa; 283 hoàng giáp và 939 tiến sĩ).

Tư liệu hiện vật

Là những dấu tích vật chất của người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất như các công trình kiến trúc, các tác phẩm nghệ thuật, đồ gốm, đồng,...

Tư liệu hiện vật không chỉ là bằng chứng giúp chúng ta tìm hiểu và dựng Tư liệu hiện vật | lại lịch sử mà còn được sử dụng để kiểm chứng các tư liệu chữ viết.

Chẳng hạn, thạp đồng Đào Thịnh; trống đồng Đông Sơn; công cụ đồ đá Núi Đọ (Thanh Hóa) hay khu di tích Hoàng thành Thăng Long; Thánh địa Mĩ Sơn của người Chăm; Kinh đô Huế, thành nhà Hồ...

 Câu 3:

Giống nhau

- Đều là những gì xảy ra trong quá khứ.

- Muốn tìm hiểu lịch sử cá nhân và lịch sử loài người phải có những nguồn tư liệu lịch sử.

Khác nhau

- Lịch sử cá nhân là những hoạt động chủ yếu ở các lĩnh vực chính trị, xã hội, học thuật, quân sự,... của mỗi cá nhân. Ví dụ, tiểu sử của Hồ Chí Minh, Lê Lợi, Nguyễn Trãi,... là lịch sử của cá nhân.

- Lịch sử xã hội loài người là toàn bộ hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay. Ví dụ, các giai đoạn phát triển của xã hội loài người từ khi thời kì loài vượn chuyển hóa thành người, từ Người tối cổ đến Người tinh khôn và con người ngày nay.

- Lịch sử của một người là hoạt động riêng của mình. Hoạt động của một người chỉ liên quan đến người đó và một số người xung quanh. Còn hoạt động của loài người thì vô cùng phong phú, liên quan đến tất cả, nghĩa là liên quan đến nhiều người, nhiều nước, nhiều lúc khác nhau.

 Câu 4:

Nguồn tư liệu

Ví dụ

Tư liệu gốc

- Trống đồng Đông Sơn là tư liệu hiện vật.

- Sách Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên hay các văn bia Tiến sĩ ở Văn Miếu là tư liệu chữ viết.

- Hồng Đức bản đồ, An Nam đại quốc họa là tư liệu hình ảnh.

Các thước phim về chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 – 9 – 1945 là tư liệu ghi âm, hình ảnh.

Tư liệu truyền miệng

Sự tích Bánh chưng, bánh giầy thời Hùng Vương. Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh.

Tư liệu chữ viết

Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ thời nhà Lý.

Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn thời Trần. 

Tư liệu hiện vật

Công cụ bằng đồng của người Việt cổ.

Rùi đá được ghè đẽo hai mặt của Người tối cổ.

 Câu 5:

- Lịch sử ghi lại những gì đã xảy ra trong quá khứ, những việc làm, những con người tốt hay xấu, thành hay bại, những gì xấu tốt của cuộc sống, những cuộc chiến tranh phi nghĩa hay chính nghĩa...

- Lịch sử giúp chúng ta hiểu được những cái hay, cái đẹp để phát huy; cái xấu, cái tồn tại để tránh bỏ, từ đó chúng ta rút kinh nghiệm cho bản thân, tự trau dồi đạo đức và sống cho tốt, cống hiến phần sức lực của mình để xây dựng quê hương, đất nước. Lịch sử là cái cân, cái gương của muôn đời để chúng ta soi vào.

- Vì vậy, “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều