Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao KHTN 6 CD bài 12: Tế bào - Đơn vị cơ sở của sự sống
4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)
Câu 1: Giải thích lý do hầu hết tế bào có kích thước rất nhỏ?
Câu 2: Dựa vào đặc điểm kích thước, giải thích tại sao tế bào nhân sơ có tốc độ trao đổi chất và sinh trưởng nhanh hơn nhiều so với tế bào nhân thực?
Câu 3: Em đồng tình hay phản đối ý kiến: “Lịch sử nghiên cứu tế bào gắn liền với lịch sử nghiên cứu và phát triển kính hiển vi”?
Câu 4: Hãy kể tên và nêu chức năng của một số loại tế bào trong cơ thể người.
Câu 1:
- Kích thước tế bào bị hạn chế bởi mối quan hệ giữa diện tích bề mặt (S) và thể tích (V) của nó (tỉ lệ S/V). Khi tế bào lớn lên, thể tích tăng nhanh hơn nhiều so với diện tích bề mặt.
- Vì nguyên liệu cần cho sự sống của tế bào (như oxygen, chất dinh dưỡng) và chất thải được bài tiết (như khí carbon dioxide) phải đi vào và đi ra tế bào qua bề mặt của nó nên nếu tế bào quá lớn, các chất đi vào và đi ra không đủ nhanh theo yêu cầu của các quá trình sống. Vì vậy, hầu hết tế bào có kích thước rất nhỏ.
Câu 2:
Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ, chỉ bằng 1/10 tế bào nhân thực, nên tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (S/V) lớn hơn giúp tế bào trao đổi chất với môi trường nhanh chóng, làm cho tế bào nhân sơ sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn tế bào nhân thực.
Câu 3:
- Em đồng ý với quan điểm vì theo thời gian, kính hiển vi luôn luôn được cải tiến, độ phóng đại của chúng càng ngày càng lớn hơn đảm bảo cho các nhà nghiên cứu có khả năng quan sát được các tế bào một cách rõ nét và kĩ càng hơn, từ đó có thể nghiên cứu sâu hơn về chúng.
- Theo dòng lịch sử, vào khoảng những năm 1670, Antonie van Leeuwenhoek (An-tô-ni van Lơ-ven-húc) đã phát hiện được sự tồn tại của vi khuẩn cũng như các nguyên sinh động vật. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu này mới chỉ quan sát được hình dạng bên ngoài của tế bào. Những tiến bộ sau này trong việc chế tạo thấu kính hay cụ thể là sự ra đời của kính hiển vi đã cho phép các nhà nghiên cứu khác nhìn thấy được những thành phần khác nhau nằm bên trong tế bào. Khoảng thời gian giữa thế kỉ XIX, học thuyết tế bào đầu tiên chính thức được ra đời. Đến thế kỉ XX, nhờ ứng dụng vô cùng to lớn của kính hiển vi điện tử, của phương pháp lai tế bào, cùng với sự phát triển vượt trội của sinh học phân tử, mà học thuyết tế bào đã được bổ sung để hoàn chỉnh hơn.
Câu 4:
- Một số loại tế bào trong cơ thể người phải kể đến là: tế bào thần kinh, tế bào hồng cầu, tế bào da.
- Chức năng của chúng:
- Tế bào thần kinh: tiếp nhận và truyền đạt các thông tin từ khắp các vị trí trên cơ thể, chúng quyết định phản ứng của cơ thể và làm thay đổi trạng thái của các cơ quan bên trong cơ thể.
- Tế bào hồng cầu: vận chuyển khí oxy từ phổi đến các mô, và vận chuyển đi khắp mọi nơi trong cơ thể; tiếp thu lượng chất thải và đem chúng trở về phổi, nhận khí carbonic từ các mô trở về phổi và đào thải khỏi cơ thể.
- Tế bào da: bảo vệ cơ thể trước các tác động vật lý; điều chỉnh thân nhiệt; duy trì cân bằng lượng nước và điện giải trong cơ thể; tham gia vào quá trình tổng hợp vitamin D cho cơ thể; giúp cơ thể cảm nhận các kích thích từ môi trường bên ngoài.
Giải những bài tập khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận