Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 KN bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Hai em Q và T cùng thực hiện một dự án để lấy điểm thi cuối kì, T vô cùng tò mò xem quá trình Q làm như thế nào. Nhân lúc nghỉ trưa, T đã mở máy tính và kiểm tra lịch sử tìm kiếm của Q để xem các tài liệu mà Q đã đọc. Theo em, T đã vi phạm quyền được đảm bảo an toàn, bí mật về điện thoại, điện tín của công dân như thế nào?

Câu 2: M nhận giúp chị gái một bưu kiện, thấy bên ngoài bưu kiện ghi đó là các sản phẩm chăm sóc da mặt, M rất tò mò, muốn dùng thử nhưng chị gái không có ở nhà, nên M đã tự ý bóc bưu kiện và dùng thử đồ của chị gái. Theo em, M đã có những hành vi nào không đúng?

Câu 3: M và T là hàng xóm và chơi rất thân với nhau. Từ nhỏ, hai bạn nhiều lần dùng đồ chung và luôn xem đó là chuyện bình thường. Tuần trước, M sang nhà T để rủ bạn đi chơi, tỏng lúc T đi thay đồ, M thấy điện thoại của T có tin nhắn nên đã mở ra đọc và trả lời hộ bạn. Khi biết chuyện, T không vui và muốn góp ý để M không tự ý đọc điện thoại của người khác. 

Nếu là T, trong trường hợp này, em sẽ làm gì để M hiểu và tôn trọng quyền được bảo mật điện thoại của công dân? 


Câu 1:

Hành động vi phạm của T được thể hiện qua việc tò mò muốn biết được những thông tin mà Q đã xem, nên lén mở máy và xem trộm lịch sử tìm kiếm của Q. 

Câu 2: 

Hành động vi của M là không đúng, M không nên bóc bưu kiện của chị gái khi chưa có sự đồng ý của chị, hành vi của M đã vi phạm vào quyền được đảm bảo về thư tín, điện tín của công dân. 

Câu 3:

Nếu em là T, trong trường hợp này, em sẽ ngồi nói chuyện với M về quyền riêng tư của mỗi người, đồ cá nhân của mỗi người; có đồ chúng ta có thể chia sẻ được nhưng có những đồ nếu không được sự đồng ý của người khác thì không nên động vào, để thể hiện sự tôn trọng của mình với người đó  và đồng thời cũng thực hiện đúng quyền được bảo mật về điện thoại của người khác. 


Bình luận

Giải bài tập những môn khác