Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Địa lí 8 chân trời Chủ đề chung 1 Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long

4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Cho biết những công trình nào thể hiện lịch sử chế ngự và thích ứng với chế độ nước của cư dân ở châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.

Câu 2: Để phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng, nhân dân ta đã làm gì? Việc làm đó đã làm biến đổi địa hình ở đây như thế nào?

Câu 3: Để phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long, nhân dân ta đã làm gì?

Câu 4: Tại sao cần phải cải tạo đất nhiễm mặn, nhiễm phèn ở đồng bằng Sông Cửu Long?

 


Câu 1:

- Một số công trình thể hiện lịch sử chế ngự và thích ứng với chế độ nước của cư dân sông Hồng là:

+ Hệ thống đê sông Hồng.

+ Các nhà máy thủy điện trên lưu vực sông, như: Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Bản Chát, Thác Bà,…

- Một số công trình thể hiện lịch sử chế ngự và thích ứng với chế độ nước của cư dân sông Cửu Long là:

+ Kênh Vĩnh Tế, kênh Thoại Hà, kênh Chợ Gạo, kênh Tháp Mười,…

+ Hệ thống thủy nông Quản Lộ - Phụng Hiệp (ở 4 tỉnh: Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau).

+ Hệ thống thủy lợi ngọt hóa và ngăn mặn ở tỉnh Bến Tre.

+ Cống đập Ba Lai (xã Thạnh Trị, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre).

+ Hệ thống đê biển ở toàn bộ vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 2: 

- Các việc làm để phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng:

+ Đắp đê dọc hai bên bờ các sông.

+ Phân lũ vào các sông nhánh (qua sông Đáy), các vùng trũng đã được chuẩn bị trước.

+ Xây dựng các hồ chứa nước ở thượng lưu sông (hồ Hòa Bình, hồ Thác Bà,…).

+ Trồng rừng ở đầu nguồn nước.

+ Nạo vét lòng sông.

- Việc đắp đê lớn dọc các bờ sông ở đồng bằng Bắc Bộ đã phân chia đồng bằng thành nhiều ô trũng, thấp hơn mặt đê và mặt nước sông mùa lũ rất nhiều.

Câu 3: 

- Các việc làm để phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long:

+ Đắp đê bao hạn chế lũ nhỏ. 

+ Tiêu lũ ra vùng biển phía tây theo các kênh rạch.

+ Làm nhà nổi, làng nổi.

+ Xây dựng làng tại các vùng đất cao, hạn chế tác động của lũ.

Câu 4: 

Cần phải cải tạo đất nhiễm mặn, nhiễm phèn vì:

-  Đất phèn và đất mặn ở đồng bằng Sông Cửu Long chiếm diện tích rất lớn (2,5 triệu ha). Nếu được cải tạo thì sẽ mở rộng thêm diện tích canh tác hoặc nuôi trồng thủy sản bằng các biện pháp  thau chua, rửa mặn, xây dựng hệ thống bờ bao, kênh rạch  thoát nước vào mùa mưa lũ, giữ nước ngọt vào mùa cạn, lựa chọn cơ cấu cây trồng thích hợp đất phèn, đất mặn thì sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.

- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực của cả nước, đẩy mạnh cải tạo hai loại đất trên sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng đất, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng (tăng sản lượng lương thực, thực phẩm, góp phần phân bố dân cư và xóa đói, giảm nghèo, tạo thêm nguồn hàng xuất khẩu).


Bình luận

Giải bài tập những môn khác