Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Địa lí 8 chân trời bài 9: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Chứng minh biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới đời sống của con người.
Câu 2: Phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với thuỷ văn ở nước ta. Lấy ví dụ cụ thể.
Câu 1:
- Làm nhiệt độ trái đất tăng lên: Nhiệt độ trái đất tăng là mối đe dọa sức khỏe, gây tác động mạnh mẽ tới con người, nhất tới trẻ em, người lớn tuổi, các cộng đồng nghèo đói, dân tộc thiểu số. Biến đổi khí hậu gây ra sóng nhiệt, khiến nhiệt độ tại một khu vực rất cao trong thời gian dài, làm con người kiệt quệ, căng thẳng, sức khỏe suy yếu, dễ mắc các bệnh khác.
- Làm tăng tần suất thiên tai: Biến đổi khí hậu khiến những cơn bão, lụt, hạn hán, động đất, sóng thần, cháy rừng diễn ra thường xuyên hơn, gây thiệt hại lớn về người và của cải. Trong những năm vừa rồi, Việt Nam chúng ta cũng đã phải hứng chịu hậu quả nặng nề từu rất nhiều cơn bão, lũ với tần suất ngày một nhiều hơn. Đặc biệt xuất hiện một số hình thái thiên tai mới như băng giá, sương muối.
- Giảm quỹ đất có thể sinh sống của con người: Băng tân gây nước biển dâng cao, làm mất đi lượng lớn diện tích đất ven biển. Bão, lũ gia tăng sẽ làm tăng hiện tượng xói mòn, rửa trôi, sạt lở bờ sông, bờ biển gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tài nguyên đất. Hiện tượng hạn hán thì gây sẽ dẫn tới hoang mạc hóa. Các nhân tố trên đều làm giảm quỹ đất.
- Làm giảm tăng trưởng kinh tế: Nước biển dây làm giảm diện tích đất canh tác nông nghiệp, ảnh hưởng đến kinh tế ven biển. Thiên tai làm sản xuất đình đốn, gây thiệt hại về cơ sở vật chất, hủy hoại mùa màng. Thời tiết khắc nghiệt làm giảm năng suất lao động của con người. Áp lực về giảm phát thải khí nhà kính khiến nhiều ngành công nghiệp nặng phải cắt gỉam sản lượng. Các lí do trên tổng hợp lại, đã và đang gây áp lực vô cùng lớn lên nền kinh tế toàn cầu.
- Gia tăng dịch bệnh: Việc khí hậu trở lên khắc nghiệt vô hình chung làm phát sinh nhiều loại dịch bệnh, virus, nguy hại đối với cả con người và động vật. Cộng hưởng với các yếu tố như suy giảm miễn dịch, thiên tai, nghèo đói, dịch bệnh thực sự trở thành cơn ác mộng đối với loài người, đặc biệt là các quốc gia kém phát triển.
Câu 2:
Tác động biến đổi khí hậu đối với thủy văn: biến đổi khí hậu đã làm thay đổi chế độ dòng chảy, gia tăng thiên tai và nước biển dâng, cụ thể:
- Thay đổi chế độ dòng chảy: Biến động của lượng mưa kéo theo sự thay đổi mạnh và thất thường của chế độ dòng chảy sông ngòi nước ta: mùa lũ, mực nước sông dâng cao, lũ thường lên nhanh và bất thường nên rất khó dự báo để phòng tránh; mùa cạn, dòng chảy sông ngòi giảm mạnh, mực nước sông hạ thấp.
- Gia tăng lũ lụt, sạt lở, hạn hán và xâm nhập mặn: Biến đổi khí hậu làm gia tăng tình trạng lũ lụt, sạt lở bờ sông trong mùa lũ; hạn hán kéo dài ở nhiều vùng trên cả nước và nhiễm mặn ở các đồng bằng ven biển trong mùa cạn.
- Nước biển dâng: Biến đổi khí hậu làm mực nước biển, đại dương tăng lên. Tính trung bình, mực nước tại các trạm hải văn ven biển có xu thế tăng 2,74 mm/năm.
Ví dụ: Vùng đồng bằng sông Cửu Long trong những năm gần đây hiện tượng nhiễm mặn đang gia tăng.
Bình luận