Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Địa lí 8 chân trời bài 9: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Phân tích tác động của biến đổi khí hậu với khí hậu nước ta (nhiệt độ, lượng mưa, các hiện tượng thời tiết cực đoan).
Câu 2: Phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với thủy văn nước ta.
Câu 3: Liệt kê những tác động của biến đổi khí hậu với khí hậu Việt Nam.
Câu 4: Liệt kê những tác động của biến đổi khí hậu với thủy văn Việt Nam.
Câu 5: Nguyên nhân biến đổi khí hậu là gì?
Câu 1:
- Thay đổi về nhiệt độ:
+ Nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng trên phạm vi cả nước, với mức tăng trung bình toàn Việt Nam là 0,890C trong thời kì từ 1958 - 2018.
+ Số ngày nắng nóng có xu thế tăng từ 3-5 ngày/ thập kỉ trên phạm vi cả nước. Nhiều kỉ lục cao của nhiệt độ được ghi nhận trong những năm gần đây.
- Thay đổi về lượng mưa:
+ Lượng mưa trung bình năm của cả nước có nhiều biến động.
+ Thời gian mùa mưa và mùa khô cũng có sự thay đổi so với trung bình nhiều năm, các đợt mưa lớn xảy ra bất thường hơn về tần suất và cường độ.
- Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất:
+ Số cơn bão có xu hướng tăng, diễn biến bất thường về thời gian, tần suất và phạm vi hoạt động.
+ Hạn hán, lũ lụt xuất hiện nhiều và khắc nghiệt hơn.
+ Rét đậm, rét hại xuất hiện thường xuyên hơn.
Câu 2:
- Tác động đến sông ngòi: Biến đổi khí hậu đã tác động đến thuỷ chế của sông ngòi, làm chế độ nước sông thay đổi thất thường.
+ Vào mùa lũ, lượng nước tăng nhanh ở các dòng sông, gây sạt lở lớn hai bên bờ sông và ngập úng trên diện rộng.
+ Vào mùa cạn, lượng nước ở hầu hết các hệ thống sông nước ta giảm từ 3-10%, mực nước sông giảm mạnh, gây xâm nhập mặn sâu và thời gian kéo dài.
- Tác động tới hồ, đầm và nước ngầm: sự gia tăng của số ngày hạn hán đã làm cho mực nước của các hồ đầm xuống thấp, mực nước ngầm cũng hạ thấp hơn nhiều so với trung bình nhiều năm.
Câu 3:
- Thay đổi về nhiệt độ:
+ Nhiệt độ trung bình năm có tăng 0,89oC (giai đoạn 1958 - 2018).
+ Số ngày nắng nóng có xu thế tăng từ 3-5 ngày/thập kỉ.
- Thay đổi về lượng mưa:
+ Lượng mưa trung bình năm của cả nước có nhiều biến động.
+ Thời gian mùa mưa và mùa khô cũng có sự thay đổi.
+ Các đợt mưa lớn xảy ra bất thường hơn về tần suất và cường độ.
- Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan (hạn hán, lũ lụt, rét đậm, rét hại,…) gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất.
Câu 4:
- Tác động đến sông ngòi: tác động đến thủy chế của sông ngòi và làm cho chế độ nước sông thay đổi thất thường.
- Tác động tới hồ đầm và nước ngầm: mực nước ở các hồ đầm xuống thấp, mực nước ngầm thấp hơn so với trung bình mọi năm.
Câu 5:
- Nguyên nhân tự nhiên:
+ Sự thay đổi rất nhỏ của quỹ đạo trái đất, dẫn đến thay đổi về phân bố bức xạ mặt trời lên bề mặt trái đất.
+ Núi lửa phun trào: khi núi lửa phun trào sẽ giải phóng một lượng khí nhà kính khổng lồ, có thể ảnh hướng lớn trong một khu vực nhất định và góp phần gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu.
+ Băng tan: băng ở Nam Cực và Bắc Cực tan làm lộ ra lớp băng CO2 vĩnh cửu, giải phóng một lượng lớn khí này, góp phần gây hiệu ứng nhà kính.
- Nguyên nhân nhân tạo:
+ Các hoạt động đốt cháy nhiên liệu hóa thạch như dầu, khí đốt, than đá cùng các loại khí thải khác phát sinh trong quá trình sản xuất của con người.
+ Phá rừng khí một diện tích lớn cây xanh mất đi, giảm khả năng để điều hòa lượng khí CO2.
Bình luận