Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Địa lí 8 chân trời bài 8: Đặc điểm thủy văn

4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Tìm hiểu về vai trò của hồ thủy lợi Dầu Tiếng.

Câu 2: Mô tả đặc điểm của sông Hồng và vai trò của sông Hồng trong sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư.

Câu 3: Nêu cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 4: Nêu một số việc cần phải làm để sống chung với lũ ở đồng bằng sông Cửu Long lâu dài, bền vững.


Câu 1: 

- Hồ Dầu Tiếng là hồ thủy lợi xây dựng trên sông Sài Gòn, thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh rộng 270 km2, chứa 1,5 tỉ m3 nước.

- Vai trò:

+ Đảm bảo nước tưới vào mùa khô cho hàng trăm nghìn héc-ta đất nông nghiệp thuộc các tỉnh: Tây Ninh, BÌnh Dương, Bình Phước, Long An và Thành phố Hồ Chí Minh; góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

+ Tận dụng diện tích mặt nước và dung tích hồ để nuôi cá.

+ Phát triển du lịch.

+ Cải tạo môi trường, sinh thái.

+ Cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất công nghiệp trong vùng khoảng 100 triệu m3 mỗi năm.

Câu 2: 

- Tổng quan:

+ Sông Hồng bắt nguồn từ vùng núi thuộc huyện Ngụy Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Sông Hồng chảy vào Việt Nam từ tỉnh Lào Cai, và chảy qua các tỉnh: Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, thành phố Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và đổ ra Biển Đông.

 + Sông Hồng có tổng chiều dài dòng chính là 1126 km, trong đó, đoạn chảy trên lãnh thổ Việt Nam có chiều dài khoảng 556 km.

- Đặc điểm chế độ nước:

+ Chế độ nước sông có hai mùa rõ rệt (mùa lũ và mùa cạn): Mùa lũ, bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 10 phù hợp với mùa mưa; lượng nước mùa lũ chiếm khoảng 75% tổng lượng nước cả năm. Mùa cạn, bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 5 năm sau, lượng nước mùa cạn chỉ chiếm khoảng 25% tổng lượng nước cả năm.

+ Khi mưa lớn, nước tập trung nhanh, dễ gây lũ lụt.

+ Các công trình thuỷ lợi trên sông Hồng có ảnh hưởng quan trọng, làm chế độ nước sông điều hoà hơn.

 - Vai trò: sông Hồng có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư:

+ Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và đời sống dân cư.

+ Bồi đắp phù sa cho đồng bằng sông Hồng, tạo nên vùng châu thổ màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhất là lúa nước.

+ Điều tiết dòng chảy, hạn chế lũ lụt vào mùa mưa và cung cấp nước vào mùa khô cho sản xuất, sinh hoạt.

+ Ngoài ra còn phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản, giao thông đường sông.

Câu 3:

- Đồng bằng sông Hồng:

+ Đắp đê lớn chống lụt.

+ Tiêu lũ theo sông nhánh và ô trũng.

+ Bơm nước từ đồng ruộng ra sông.

- Đồng bằng sông Cửu Long:

+ Đắp đê bao hạn chế lũ nhỏ.

+ Tiêu lũ ra vùng biển phía tây theo các kênh rạch.

+ Làm nhà nổi, làng nổi.

+ Xây dựng làng tại các vùng đất cao, hạn chế tác động của lũ.

Câu 4: 

Một số việc cần phải làm để sống chung với lũ ở đồng bằng sông Cửu Long lâu dài, bền vững là:

- Chủ động, sẵn sàng vật tư. phương tiện, lương thực, thực phẩm, thuốc men trước mùa lũ.

- Xây dựng cơ cấu kinh tế và nếp sống phù hợp môi trường sinh thái ngập lũ theo mùa.

- Xây dựng các công trình phân lũ, thoát lũ nhanh.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác