Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Địa lí 10 CD bài 29: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Chứng minh rằng tài nguyên thiên nhiên là khái niệm có tính phát triển và tính lịch sử? 

Câu 2: Vấn đề môi trường luôn có tính toàn cầu; đòi hỏi phải giải quyết có sự phối hợp giữa các quốc gia, sự đóng góp chung của mọi thành viên trong xã hội. Giải thích tại sao? 


Câu 1:

- Tài nguyên thiên nhiên là các thành phần của tự nhiên (các vật thể và các nguồn lực tự nhiên) mà ở trình độ nhất định của sự phát triển lực lượng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thể được sử dụng làm phương tiện sản xuất và làm đối tượng tiêu dùng.

- Như vậy, có những thành phần của tự nhiên ở vào một thời kì nào đó với trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất, con người chưa sử dụng được như một tài nguyên. Nhưng đến trình độ phát triển cao hơn, con người sử dụng được, lúc đó trở thành tài nguyên thiên nhiên.

- Trong quá trình phát triển của lực lượng sản xuất, có những loại tài nguyên ngày càng khan hiếm dần và cạn kiệt hẳn. Đồng thời, có những loại tài nguyên mới được đưa vào sử dụng; danh sách tài nguyên được thay đổi (chủ yếu là bổ sung không ngừng).

- Ví dụ về tài nguyên năng lượng:

+ Trong nhiều thế kỉ, loài người đã sử dụng củi gỗ, sau đó là than đá làm nguồn năng lượng cho sản xuất và đời sống. + Trong thế kỉ XX, dầu mỏ với những thuận lợi hơn trong việc sử dụng và vận chuyển, đã thay thế

than đá và trở thành năng lượng quy đổi. Do liên tiếp xảy ra các cuộc khủng hoảng dầu mỏ ở nhiều nước đã dẫn đến việc tìm và sử dụng nguồn năng lượng hạt nhân.

+ Cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI, do sự cạn kiệt năng lượng than, dầu khí; do hiện tượng nhà kính, những cơn mưa axit, sự ô nhiễm các đại dương đã thúc đẩy con người tìm kiếm nguồn năng lượng mới là nguồn năng lượng sạch có thể tái tạo (năng lượng mặt trời, sức gió, địa nhiệt,...).

Câu 2:

Vấn đề môi trường luôn có tính toàn cầu; đòi hỏi phải giải quyết có sự phối hợp giữa các quốc gia, sự đóng góp chung của mọi thành viên trong xã hội do:

- Môi trường là một thể thống nhất. Các thành phần, yếu tố trong môi trường có mối quan hệ xâm nhập, gắn bó hữu cơ chặt chẽ với nhau không thể chia cắt được. Các tác động đến môi trường đều có khả năng gây ra các phản ứng dây chuyền trong môi trường.

Các vấn đề môi trường cũng liên quan đến tính toàn cầu trong đời sống kinh tế, chính trị thế giới (ví dụ, nhiệt độ toàn cầu nóng lên, lỗ thủng tầng ôzôn, khai thác tài nguyên nước trên các dòng sông lớn chảy qua nhiều quốc gia,...).


Bình luận

Giải bài tập những môn khác