Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Địa lí 10 CD bài 22: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
4. VẬN DỤNG CAO (6 câu)
Câu 1: Tại sao trang trại được chú trọng phát triển ở các nước đang phát triển?
Câu 2: Nền nông nghiệp trong tương lai có những định hướng phát triển nào?
Câu 3: Vùng nông nghiệp là gì? Vùng nông nghiệp được hình thành trong những điều kiện nào?
Câu 4: Vùng nông nghiệp có những đặc điểm gì và ý nghĩa như thế nào?
Câu 5: Hình thức hợp tác xã nông nghiệp và nông trường quốc doanh khác nhau ở những điểm nào?
Câu 6: Nước ta có mấy vùng nông nghiệp?
Câu 1:
- Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp với các đặc điểm chủ yếu:
+ Mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa.
+ Quy mô đất đai và tiền vốn khá lớn.
+Cách thức tổ chức và quản lí sản xuất tiến bộ dựa trên chuyên môn hóa và thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật.
- Sử dụng lao động làm thuê trang trại có vai trò to lớn trong sản xuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển:
+ Kinh tế: Phát triển cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hóa cao, tạo nên vùng chuyên môn hóa, tập trung hàng hóa...
+ Xã hội: Tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động,
+ Môi trường: Sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, trồng rừng, bảo vệ rừng, cải tạo và bảo vệ môi trường sinh thái,...
- Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất được hình thành và phát triển trong thời kì công nghiệp hóa. Các nước đang phát triển đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nên đây là hình thức tổ chức sản xuất phù hợp trong thời kì này.
Câu 2:
- Nền nông nghiệp sinh thái
+ Nền nông nghiệp hiện đại của thế kỷ XXI là một nền nông nghiệp sinh thái thông minh (nông lâm kết hợp, hữu cơ, nông nghiệp thông minh với khí hậu, nông nghiệp bảo tồn,...) dựa trên ứng dụng các ứng dụng đổi mới sáng tạo của nông nghiệp sinh thái, kết hợp các phương thức quản trị thông minh chính xác áp dụng công nghệ số nhằm sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn trong điều kiện tiết kiệm nguồn lợi hơn.
+ Các mô hình sản xuất nông nghiệp sinh thái (như nông nghiệp bảo tồn, nông lâm kết hợp, nông nghiệp cảnh quan, thâm canh lúa bền vững, hệ thống tổng hợp chăn nuôi và trồng trọt, canh tác hữu cơ...) là những giải pháp chính để thâm canh nông nghiệp dài hạn, hạn chế chuyển đổi rừng sang đất trồng trọt, hạn chế sử dụng vật tư (phân bón, thuốc trừ sâu), giảm thiểu khí thải nhà kính từ nông nghiệp và góp phần tăng lưu trữ cacbon.
+ Việc chuyển đổi sang nông nghiệp sinh thái cũng sẽ góp phần đa dạng hóa cây trồng, nâng cao năng lực của nông dân trong việc bảo đảm an ninh lương thực, cung ứng sản phẩm an toàn thực phẩm và tăng cường đa dạng sinh học nông nghiệp, cải thiện khả năng phục hồi của hệ thống sản xuất trước biến đổi khí hậu, góp phần thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu.
- Phát triển nông nghiệp số, tự động hoá, công nghệ biến đổi gen
+Nông nghiệp số là sử dụng các công cụ thu thập, lưu trữ, phân tích và chia sẻ dữ liệu hoặc thông tin trong chuỗi giá trị nông nghiệp. Nông nghiệp số còn được gọi là “nông nghiệp thông minh” hoặc “nông nghiệp điện tử”, khái niệm này cũng bao gồm nông nghiệp chính xác.
+ Tuy nhiên, không giống như nông nghiệp chính xác, nông nghiệp số tác động đến toàn bộ chuỗi giá trị nông sản - trước, trong và sau khi sản xuất tại trang trại. Do đó, các công nghệ áp dụng trong trang trại, như lập bản đồ năng suất, hệ thống định vị GPS thuộc lĩnh vực nông nghiệp chính xác và nông nghiệp số.
- Nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn: Là nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái dựa trên tiến bộ khoa học và công nghệ; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, thích ứng với biến đổi khí hậu,..
Câu 3:
- Vùng nông nghiệp là hình thức cao nhất trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, là vùng có sự đồng nhất về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội.
Những điều kiện hình thành vùng nông nghiệp
- Điều kiện sinh thái nông nghiệp (khí hậu, đất đai, nguồn nước).
- Điều kiện kinh tế – xã hội (dân cư và nguồn lao động, kinh nghiệm và truyền thống sản xuất,...)
- Trình độ thâm canh, cơ sở vật chất – kĩ thuật nông nghiệp, chế độ canh tác, các sản phẩm chuyên môn hóa, cơ cấu sản xuất nông nghiệp….
Câu 4:
- Đặc điểm:
+ Điều kiện sinh thái nông nghiệp (khí hậu, đất đai, nguồn nước).
+ Điều kiện kinh tế – xã hội (dân cư và nguồn lao động, kinh nghiệm và truyền thống sản xuất,...)
+ Trình độ thâm canh, cơ sở vật chất – kĩ thuật nông nghiệp, chế độ canh tác.
+ Các sản phẩm chuyên môn hóa, cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
- Ý nghĩa:
+ Phân bố nông nghiệp hợp lí, bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế – xã hội, hình thành vùng chuyên môn hóa nông nghiệp.
+ Từ đó sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, phát huy các điều kiện kinh tế - xã hội, năng cao năng suất lao động.
Câu 5:
Tiêu chí | Hợp tác xã nông nghiệp | Nông trường quốc doanh |
Hình thức | Phổ biến trong nền nghiệp thế giới | Xí nghiệp nông nghiệp của nhà nước (ở các nước XHCN) |
Quy mô | Ra đời trên tinh thần tự nguyện của nhân dân | Vài trăm nghìn ha |
Trình độ | Hợp tác với nhau trên các lĩnh vực: vốn, máy móc, kĩ thuật, nhân lực, bảo vệ lợi ích cho nhau | Trang bị cơ sở vật chất tương đối tốt, có phương hướng chuyên môn môn hóa rõ ràng nhau |
Câu 6:
Nước ta có 7 vùng nông nghiệp: Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền Bắc Bộ
Bình luận