Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Địa lí 10 CD bài 2: Sử dụng bản đồ
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1:Vì sao lưới chiếu hình vuông thường được dùng trong bản đồ Việt Nam?
Câu 2: Vì sao bản đồ có đường kinh, vĩ tuyến là những đường thẳng lại được các nhà hàng hải hay dùng?
Câu 1:
- Bản đồ Việt Nam có lưới chiếu ô vuông, được vẽ theo phép chiếu hình trụ ngang đồng góc Gauss-Kruge.
- Trong phép chiếu này, hình trụ tiếp xúc với quả Địa Cầu theo một đường kinh tuyến nào đó, trục hình trụ nằm trong mặt phẳng Xích đạo và vuông góc với trục của quả Địa Cầu. Để hạn chế sai số, người ta chia bề mặt elipxôit Trái Đất thành 60 múi và đánh số thứ tự từ 1 đến 60, bắt đầu từ kinh tuyến gốc theo hướng từ tây sang đông. Đường kinh tuyến tiếp xúc với hình trụ là kinh tuyến chính. Chiếu riêng biệt mỗi múi mỗi lần. Sau khi chiếu liên tiếp tất cả các múi, sẽ được hình chiếu toàn bộ bề mặt Trái Đất trên mặt phẳng.
- Ưu điểm của lưới chiếu này là các góc hướng đo trên bản đồ đúng với góc hướng tương ứng trên thực địa; sai số về diện tích, hình dạng và cự li được hạn chế do chiếu thành nhiều múi; biến dạng tỉ lệ dài trên kinh tuyến giữa không thay đổi, càng xa kinh tuyến giữa biến dạng độ dài và diện tích càng giảm.
- Phép chiếu Gauss thường dùng cho vẽ bản đồ các nước có lãnh thổ chạy dài theo hướng kinh tuyến. Bản đồ Việt Nam nằm trong trường hợp này.
Câu 2:
- Bản đồ có các đường kinh, vĩ tuyến là những đường thẳng được vẽ theo phép chiếu đồ hình trụ.
- Trong số các phép chiếu dùng để vẽ bản đồ thế giới, người ta thường sử dụng phép chiếu hình trụ thẳng đồng góc - phép chiếu Meccato. Điểm đặc biệt trong phép chiếu này là tỉ lệ theo lưới chiếu các kinh, vì tuyến thay đổi giống nhau, liên tục tăng dần từ Xích đạo đến cực. Xích đạo có độ dài 2R, là vĩ tuyến duy nhất không có sai số độ dài. Từ Xích đạo về cực, các vĩ tuyến lần lượt bị kéo dài ra.
- Ưu điểm của phép chiếu Meccato là góc trên bản đồ có độ lớn tương ứng bằng góc trên quả Địa Cầu vì thế các bản đồ vẽ theo lưới chiếu này được dùng nhiều trong ngành hàng hải, hàng không.
Bình luận