Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Địa lí 10 CD bài 10: Thủy quyển. Nước trên lục địa

4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Trên lục địa, nước ngầm có điểm gì đặc biệt so với nước mặt? Nước ngầm hình thành phụ thuộc vào những yếu tố nào? 

Câu 2: Khi các hồ cạn dần thường biến thành đầm lầy. Giải thích tại sao? 

Câu 3: Các sông chảy ở Xích đạo quanh năm lúc nào cũng đầy nước, sông chảy ở vùng ôn đới lạnh về mùa xuân thường có lũ lụt lớn, sông ở khu vực khí hậu cận nhiệt địa trung hải vào mùa hạ thường kiệt nước, sông ở khu vực nhiệt đới gió mùa thường có chế độ nước the mùa và thất thường. Giải thích tại sao? 

Câu 4: Ở đới khí hậu ôn hòa, phần lớn sông chảy theo hướng Bắc – Nam thường có vùng đầm lầy ở cửa sông. Giải thích tại sao? 


Câu 1: 

Trên lục địa, lượng nước ngầm nhiều hơn tất cả nước sông, hồ, đầm và băng tuyết cộng lại. Tuyệt đại bộ phận nước ngầm do nước trên bề mặt đất thấm xuống.

– Nước ngầm phụ thuộc vào:

+ Nguồn cung cấp nước (nước mưa, nước (nước mưa, nước băng, tuyết tan..) và lượng bốc hơi nhiều hay ít.

+ Địa hình: mặt đất dốc, nước mưa chảy đi nhanh nên thấm ít; mặt đất bằng phẳng, nước thấm nhiều.

+ Cấu tạo của đất đá: nếu kích thước các hạt đất đá lớn sẽ tạo thành khe hở rộng, nước thấm nhiều; ngược lại, hạt nhỏ tạo khe hở nhỏ, nước thấm ít.

+ Lớp phủ thực vật: ở nơi cây cỏ nhiều, nước theo thân cây và rễ cây thấm nhiều hơn ở vùng ít cây cối.

Nước ngầm không chỉ phục vụ sinh hoạt của con người mà còn là nguồn cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.

Câu 2: 

Khi các hồ cạn dần thường biến thành đầm lầy do:

- Ở miền khí hậu khô (ít mưa), nước hồ bốc hơi nhiều và cạn dần.

- Hồ có sông chảy ra, sông có lòng càng sâu thì càng rút bớt nước của hồ.

- Hồ có sông chảy vào, phù sa của sông sẽ lắng đọng và lấp dần đáy hồ.

- Giai đoạn cuối, đáy hồ bị lấp nông dần, thực vật phát triển, hồ trở thành đầm lầy.

Câu 3: 

- Ở Xích đạo có mưa nhiều quanh năm nên sông ngòi quanh năm lúc nào cũng đầy nước. Ví dụ: song A-ma-dôn (ở Bra-xin) nằm trong khu vực Xích đạo, mưa rào quanh năm; sông lại có nhiều phụ lưu (500 phụ lưu) nằm hai bên đường Xích đạo, nên mùa nào lòng sông cũng đầy nước.

- Ở vùng ôn đới lạnh vào mùa đông nước đóng băng, mùa xuân đến băng tan, nên nước lớn thường gây ra lụt. Ví dụ: Sông I-ê-nit-xây (ở Liên Bang Nga) chảy từ nam lên bắc, nên băng tan ở thượng lưu trước, nước lũ dồn xuống hạ lưu. Trong lúc đó, ở hạ lưu băng chưa tan, nên đã chắn dòng nước lại gây lụt lớn.

- Ở khu vực khí hậu địa trung hải về mùa hạ mưa ít nên sông thường kiệt nước, đến thu đông có mưa sông mới nhiều nước hơn.

- Ở khu vực nhiệt đới gió mùa trong năm có một mùa mưa (chiếm đến 85% lượng mưa cả năm) và một mùa khô ít mưa nên sông tương ứng có một mùa lũ và một mùa kiệt; mưa thất thường nên chế độ nước sông cũng thất thường.

Câu 4: 

Ở đới khí hậu ôn hòa, phần lớn sông chảy theo hướng Bắc – Nam thường có vùng đầm lầy ở cửa sông vì :

– Sông ở vùng này thường có hiện tượng đóng băng vào mùa đông.

– Mùa xuân, băng ở phía thượng nguồn (phía nam) tan trước, cung cấp lượng nước lớn cho sống.

– Phần hạ lưu đến lúc này (đầu xuân) băng chưa tan, tạo nên đê chắn nước làm ngập vùng cửa sông, hình thành vùng đầm lầy.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác