Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 11 kết nối bài 4: Dương phụ hành (Bài hành về người thiếu phụ phương Tây)

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Chỉ ra những chi tiết miêu tả người thiếu phụ phương Tây, qua đó, nêu các đặc điểm nổi bật của hình tượng này.

Câu 2: Hình tượng người thiếu phụ phương Tây trong bài thơ được tái hiện qua cái nhìn của một nhà Nho đồng thời cũng là một nhà thơ phương Đông. Hãy phân tích những cảm xúc, thái độ được tác giả bộc lộ từ các điểm nhìn đó.

Câu 3: Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong câu thơ kết và những ý tứ được mở ra từ câu thơ này.

Câu 4: Bài thơ có đảm bảo những thi luật của thơ Đường luật không?


Câu 1: 

- Những chi tiết miêu tả người thiếu phụ phương Tây:

+ Áo trắng như tuyết

+ Tựa vai chồng

+ Kéo áo nói rì rầm với chồng khi nhìn thuyền người Nam có thấy đèn lửa sáng

+ Cầm cốc sữa hờ trên tay

+ Vươn mình đòi chồng nâng đỡ dậy khi gió biển thổi lạnh

è Những chi tiết miêu tả đã tái hiện một hình ảnh cô gái Tây phương xinh đẹp trong tà áo trắng với những cử chỉ, hành động dễ thương, thân mật với chồng.

 

Câu 2: 

- Thực sự thì tác giả trong 7 câu thơ đầu xây dựng hình tượng người thiếu phụ phương Tây, tác giả không bộc cảm xúc, thái độ trực tiếp nhưng chúng ta có thể phần nào nhận ra qua cách quan sát, nhìn nhận của tác giả. Tác giả đã quan sát một cách chăm chú, tỉ mỉ nhưng không soi mói. Tác giả đơn giản liệt kê ra những điều lạ, những điều khác biệt hoàn toàn với quê hương của ông:

+ Áo trắng. Ở Việt Nam lúc đó phụ nữ đâu có được mặc áo trắng đẹp như vậy, chỉ là những chiếc áo tối màu.

+ Những cử chỉ, hành động thân mật ở nơi công cộng. Ở Việt Nam thời đó, tư tưởng lạc hậu, bảo thủ đâu cho phép những điều đó.

+ Sự chủ động của người con gái: tựa vai chồng, kéo áo, và đặc biệt nhất là “vươn mình đòi chồng nâng đỡ dậy”. Nếu một cô gái Việt Nam nào thực hiện những cử chỉ, hành đồng đó giữa chốn đông người thì chắc chắn sẽ nhận phải một loạt những thành kiến, khiến cô phải sợ hãi.

+ Việc người thiếu phụ nhìn thuyền người Nam thấy có ánh đèn lửa mà lấy làm khác lạ và việc cầm cốc sữa hững hỡ cũng có thể tác giả muốn chỉ sự giàu sang, hiện đại của phương Tây chứ không nghèo đói, lạc hậu như thời ông đang sống – thời vua Tự Đức.

è Sự quan sát này cho thấy tác giả không kì thị, cho là sai trái, khó chấp nhận theo tư tưởng Nho giáo, tư tưởng lạc hậu của quê nhà mà trái lại tác giả cảm thấy thích thú, cảm thấy hạnh phúc thế tục cần phải được như thế. è Tác giả đã tiếp thu tư tưởng mới mẻ, hiện đại.

 

Câu 3: 

- Câu cuối thật bất ngờ. Nó có sức mạnh thu hút bảy câu trước về phía mình. Bởi đó là phát ngôn chính thức của chủ thể trữ tình. Phát ngôn này mang hai ý nghĩa: một là xác định sự đồng cảm về điều được miêu tả vừa nói, và hai là bộc lộ tình cảm riêng tư. Vào một đêm trăng sáng, lẻ loi trên con thuyền nơi đất khách, trông thấy vợ chồng người ta quấn quýt bên nhau, thì ai mà chẳng chạnh niềm riêng? Hẳn lúc này nhà thơ đang nghĩ đến người vợ, đến mái ấm gia đình ở quê nhà. Dù chỉ nói về mình một câu, và nói theo cách rất chung (Há có biết rằng, có người Nam đang ở cảnh biệt li), cũng là đủ. Vì bối cảnh (trạng thái, thời gian, không gian,...) đã nói hộ rồi.

 

Câu 4:

- Bài thơ được làm theo thể hành, một thể thơ cổ phong, không hạn định về độ dài, chỉ cần có vấn điệu mà không cần đối nhau, cũng không cần tuân theo niêm luật.

- Theo luật của thơ Đường thì chữ thứ 2 ở dòng 2 phải là thanh trắc, chứ thứ 2 ở dòng 4 phải là thanh bằng,… => Luật bằng trắc không đảm bảo.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác