Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Lịch sử 8 cánh diều bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn.
THÔNG HIỂU (3 câu)
Câu 1: Nêu những biểu hiện cho thấy sự suy yếu về chính quyền và dòng họ Lê sau thời kì Lê Sơ.
Câu 2: Đoạn tư liệu dưới đây cho em biết gì hệ quả của xung đột Nam – Bắc triều?
“Năm ấy (1572), các huyện ở Nghệ An, đồng ruộng bỏ hoang, không thu được hạt thóc nào, dân đói to, lại bị bệnh dịch, chết đến quá nửa, nhiều người xiêu giạt, kẻ thì lần vào Nam, người thì giạt ra Bắc, trong hạt rất tiêu điều”.
(Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 3,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.147)
Câu 3: Cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn đã gây ra những hệ quả như thế nào?
Câu 1:
Những biểu hiện cho thấy sự suy yếu về chính quyền và dòng họ Lê sau thời kì Lê sơ:
- Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê lâm vào tình trạng khủng hoảng.
- Sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến diễn ra ngàng càng quyết liệt.
- Các cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra ở nhiều nơi trong cả nước.
- Năm 1527, vua Lê bị Mạc Đăng Dung ép nhường ngôi.
Câu 2:
Đoạn tư liệu cho biết hệ quả xung đột Nam – Bắc triều:
- Đất nước bị chia cắt. Vùng Thanh – Nghệ và đồng bằng Bắc Bộ là chiến trường.
- Làng mạc bị tàn phá.
- Sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp bị đình trệ .
- Trao đổi buôn bán giữa các vùng gặp nhiều khó khăn.
- Đời sống nhân dân khốn cùng vì đói, bị bắt đi lính, đi phu, nhiều gia đình bị li tán.
Câu 3:
Những hệ quả do cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn gây ra:
* Hệ quả tiêu cực:
- Đất nước Đại Việt bị chia cắt thành 2 đàng, lấy sông Gianh làm giới tuyến:
+ Đàng Ngoài: từ sông Gianh trở ra Bắc, do con cháu họ Trịnh thay nhau cai quản.
+ Đàng Trong: từ sông Gianh trở vào Nam, do con cháu họ Nguyễn truyền nối nhau cầm quyền.
- Hình thành nên cục diện “một cung vua - hai phủ chúa” (do cả hai chính quyền Trịnh, Nguyễn đều dùng niên hiệu vua Lê, đều thừa nhận quốc hiệu Đại Việt).
+ Ở Đàng Ngoài: trên danh nghĩa, vua Lê vẫn là người đứng đầu đất nước, nhưng thực tế, họ Trịnh nắm toàn quyền thống trị.
+ Ở Đàng Trong: con cháu họ Nguyễn cũng nối nhau cầm quyền, gọi là “chúa Nguyễn".
- Cuộc xung đột kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn đã làm suy kiệt sức người, sức của; tàn phá đồng ruộng, xóm làng; giết hại nhiều người dân vô tội; chia cắt đất nước và làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quốc gia - dân tộc.
* Hệ quả tích cực: để củng cố thế lực, chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã từng bước khai phá, mở rộng lãnh thổ về phía Nam; đồng thời triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Bình luận