Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Lịch sử 8 cánh diều bài 3: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

  1. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Em có nhận xét gì về chính sách đô hộ của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á?

Câu 2: Theo em, chính sách cướp đoạt ruộng đất, cưỡng bức trồng trọt của chính quyền thực dân gây ra hậu quả gì cho người dân thuộc địa?

Câu 3: Theo em, những ngành kinh tế nào được chính quyền thuộc địa chú trọng phát triển?

Câu 4: Em có nhận xét gì về hình thức đấu tranh và lực lượng tham gia trong phong trào đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á?

Câu 5: Giải thích nguyên nhân thất bại của các cuộc đấu tranh chống thực dân phương Tây của các nước Đông Nam Á.

Câu 6: Nhận xét về các cuộc đấu tranh chống thực dân phương Tây của các nước Đông Nam Á.


  1. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: 

- Tùy tình hình cụ thể mà mỗi nước thực dân có chính sách cai trị, bóc lột khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung đều có những điểm nổi bật: vơ vét tài nguyên đưa về chính quốc, không mở mang công nghiệp ở thuộc địa, tăng các loại thuế, bắt lính, đàn áp phong trào yêu nước,…

- Nhận xét về chính sách đô hộ của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á: Chính sách cai trị hà khắc của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á đã khiến mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân phát triển gay gắt, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực dâng cao.

Câu 2:

Chính sách cướp đoạt ruộng đất, “cưỡng bức trồng trọt” của chính quyền thực dân đã gây ra hậu quả cho người dân thuộc đọa:

- Nông dân ở các nước Đông Nam Á không có ruộng đất để trồng trọt, lâm vào cảnh đói khổ, bần cùng hóa.

- Mặt khác, do bị mất ruộng đất, bị tước đoạt tư liệu sản xuất, nên người nông dân buộc phải bán sức lao động của mình, tới làm thuê trong các đồn điền, hầm mỏ hay nhà máy, xí nghiệp,… từ đó, dần hình thành nên đội ngũ công nhân.

Câu 3:

Những ngành kinh tế được chính quyền thuộc địa chú trọng phát triển: công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 4:

Nhận xét về hình thức đấu tranh và lực lượng tham gia phong trào đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á:

- Hình thức đấu tranh: đấu tranh giải phóng dân tộc.

- Lực lượng tham gia: nhân dân, thổ dân, quân đội,….

=> Phong trào đấu tranh vũ trang của các quốc gia Đông Nam Á từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX:

+ Tạo thành một sức mạnh to lớn, bước đầu làm chậm bước tiến của thực dân phương Tây.

+ Là sức mạnh của sự đoàn kết quân dân, nhiều giai tầng trong xã hội, mặc dù bị thất bại, nhưng nó tạo cơ sở cho các phong trào đấu tranh thời kỳ sau phát triển mạnh mẽ và giành được thắng lợi hoàn toàn.

+ Các cuộc đấu tranh chống lại thực dân phương Tây do người nông dân lãnh đạo, hay do một nhà sư, một trí thức phong kiến, một hoàng thân hoặc một thủ lĩnh bộ lạc đứng đầu, đều chung một mục tiêu bảo vệ cho kỳ được đất nước, giữ cho kỳ được xóm làng quê hương không để rơi vào tay giặc.

Câu 5:

Nguyên nhân thất bại của các cuộc đấu tranh chống thực dân phương Tây của các nước Đông Nam Á:

- Chưa có đường lối đấu tranh đúng đắn.

- Nhân dân yêu nước, chiến đấu anh dũng nhưng các cuộc kháng chiến diễn ra lẻ tẻ, tự phát, dễ dàng bị các nước thực dân phương Tây đàn áp.

- Tương quan lực lượng chênh lệch, đặc biệt là sự chênh lệch về trang bị vũ khí, hơn hẳn về trình độ tác chiến và tổ chức quân đội.

Câu 6:

Nhận xét về các cuộc đấu tranh chống thức dân phương Tây của các nước Đông Nam Á:

- Tinh thần và ý chí chiến đấu quật cường, mỗi người dân góp một phần sức lực nhỏ bé của mình công cuộc bảo vệ sự tồn vong của quốc gia dân tộc.

- Quá trình đấu tranh chống xâm lược diễn ra không cùng thời điểm cụ thể, không giống nhau về hình thức, lại khác về phương pháp đấu tranh, nhưng lại có điểm chung, thống nhất ở mục tiêu: ngăn chặn quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân, cố gắng bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

- Trong quá trình xâm lược, thực dân phương Tây vấp phải sự kháng cự kéo dài và kiên cường, liên tục của nhân dân từng nước. Ngay trong một nước cuộc kháng cự này thất bại, cuộc khởi nghĩa khác lại nổi lên, người trước ngã xuống, người sau tiến lên, kiên quyết đánh đuổi quân xâm lược.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác