Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Lịch sử 7 Chân trời bài 8: Vương triều Gúp-ta

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Trong lĩnh vực thiên văn học, người Ấn Độ dưới thời kì Gúp-ta đã đưa ra giả thuyết Trái Đất có dạng gì?

Câu 2: Về kiến trúc và điêu khắc, vương triều Gúp-ta đã có những thành tựu tiêu biểu nào?

Câu 3: Điều kiện tự nhiên nào tạo thuận lợi cho giao thương, buôn bán của Ấn Độ phát triển? 

Câu 4: Sự kiện nào đã lập ra Vương triều Gúp-ta?

Câu 5: Xã hội Ấn Độ thời phong kiến phân hóa như thế nào?


Câu 1: 

Trong lĩnh vực thiên văn học, người Ấn Độ đã quan sát được hiện tượng nguyệt thực, đã phát hiện ra bóng của Trái Đất có hình tròn phủ lên Mặt Trăng, từ đó họ đưa ra giả thuyết Trái Đất hình tròn và tự quay quanh trục của nó.

Câu 2: 

- Về kiến trúc và điêu khắc, thời kì này đã tạo lên một phong cách nghệ thuật điển hình mang tên vương triều sản sinh ra nó: Phong cách nghệ thuật Gúp-ta.

- Những công trình xây dựng từ thời cổ đại như chùa hang (Ajanta), bảo tháp San-chi (Sanchi) được hoàn thiện vào thời kì này.

Câu 3: 

Điều kiện tự nhiên tạo thuận lợi cho giao thương, buôn bán của Ấn Độ phát triển: Lãnh thổ Ấn Độ thuộc khu vực Nam Á, được ví như tiểu lục địa. Phía bắc là dãy Hi-ma-lay-a hùng vĩ; ba mặt còn lại giáp biển tạo điều kiện thuận lợi trong giao thương, buôn bán.

Câu 4:

- Sự kiện đã lập ra Vương triều Gúp-ta: 

+ Từ sau thế kỉ III TCN, Ấn Độ bị phân chia thành nhiều quốc gia nhỏ. 

+ Đến đầu thế kỉ IV, San-đra Gúp-ta I lên ngôi, thống nhất được đất nước, lập ra Vương triều Gúp-ta. 

Câu 5: 

- Xã hội chia thành 4 đẳng cấp:

+ Đẳng cấp thứ nhất gồm: Quý tộc, tăng lữ, vũ sĩ, địa chủ.

+ Đẳng cấp thứ 2 gồm: nông dân, thợ thủ công, thương nhân.

+ Đẳng cấp thứ 3 gồm: tiện dân, nô tì.

+ Đẳng cấp thứ 4 là những người “nằm ngoài xã hội”, có địa vị thấp kém nhất.

- Ngoài ra, xã hội Ấn Độ còn xuất hiện mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác