Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Lịch sử 7 Chân trời bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Năm 1279, nhà Nguyên đã chiếm được toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc và ráo riết chuẩn bị lực lượng để xâm lược Đại Việt. Trước tình hình đó, nhà Trần đã có hành động gì?

Câu 2: Địa danh lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố sau:

“Sông nào nổi sóng bạc đầu,

Ba phen cọc gỗ đâm tàu xâm lăng?”

Con sông này gắn với các cuộc chiến công nào của nhân dân Việt Nam?

Câu 3: Những khó khăn của nhà Trần và của quân Mông Cổ trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất (1258)?

Câu 4: Sự đúng đắn, sáng tạo trong đường lối đánh giặc của nhà Trần trong kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ (năm 1258)?

Câu 5: Em hãy nêu tác dụng của Hội nghị Diên Hồng?


Câu 1:

Năm 1279, nhà Nguyên đã chiếm được toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc và ráo riết chuẩn bị lực lượng để xâm lược Đại Việt. Trước tình hình đó, nhà Trần đã triệu tập hội nghị Bình Than (Bắc Ninh) năm 1282 và hội nghị Diên Hồng (Thăng Long) năm 1285 để bàn kế sách đánh giặc.

Câu 2: 

- Địa danh lịch sử được đề cập đến trong câu đố là sông Bạch Đằng.

- Sông Bạch Đằng đã từng 3 lần ghi dấu chiến công chống xâm lược của nhân dân Việt Nam:

+ Lần 1 – năm 938 (chống quân Nam Hán, do Ngô Quyền lãnh đạo)

+ Lần 2 – năm 981 (chống quân Tống, thời Tiền Lê)

+ Lần 3 – năm 1288 (chống quân Nguyên, thời Trần)

Câu 3: 

- Những khó khăn của nhà Trần:

+ Đầu năm 1258, 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào Đại Việt.

+ Vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy trận đánh ở Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc). Nhưng trước thế giặc mạnh quân ta tạm rút quân khỏi kinh thành Thăng Long để bảo toàn lực lượng.

+ Sau trận Bình Lệ Nguyên, vua Trần Thái Tông tỏ ý lo lắng và hỏi ý kiến Thái sư Trần Thủ Độ, Trần Thủ Độ đã trả lời: “Đầu tôi chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo”

- Khó khăn của Mông Cổ:

+ Chiếm được thành Thăng Long trong cảnh “vườn không nhà trống” tòa thành trống rỗng

+ Lâm vào cảnh thiếu lương thực, bị nhân dân tá chặn đánh nên giặc ở trong tình thế bị động, lúng túng, chán nản.

Câu 4: 

- Nêu sự đúng đắn, sáng tạo:

+ Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”

+ Tránh thế giặc mạnh khi chúng mới đến xâm lược

+ Vừa cho quân cản bước tiến của giặc vừa rút lui để bảo toàn lực lượng

+ Khi thời cơ đến, phản công tiêu diệt giặc, giành thắng lợi.

Câu 5: 

Tác dụng của Hội nghị Diên Hồng:

- Đây là hội nghị có sự tham dự của những bậc phụ lão có uy tín trong cả nước mục đích của Hội nghị là bàn kế đánh giặc giữa vua, các quan lại và các bậc phụ lão

- Qua hội nghị các phụ lão cùng với nhà Trần thể hiện quyết tâm đánh thắng quân Nguyên. Điều dó có tác dụng động viên cả nước đứng lên đáh giặc.

- Hội nghị thể hiện sự đoàn kết quân dân dưới thời Trần, đó là sức mạnh tổng hợp để đánh thắng quân Nguyên xâm lược.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác