Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

  1. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Em hãy nêu một số ví dụ về quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc tham gia vào quản lí nhà nước và xã hội.  

Câu 2: Công dân cần có những điều kiện gì để tham gia vào việc quản lí nhà nước và xã hội?

Câu 3: Vì sao công dân có quyền tham gia vào việc quản lí nhà nước và xã hội.

Câu 4: Công dân Việt Nam có thể tham gia vào quản lí nhà ước và xã hội theo mấy hình thức? Đó là những hình thức nào?

Câu 5: Công dân có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước xã hội?


Câu 1: 

Một số ví dụ về quyền của công dân trong việc tham gia vào quản lí nhà nước và xã hội:

- Người dân tham gia xây dựng, đóng góp ý kiến xây dựng nội quy ở xã, phường về nếp sống, bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội và các quy định khác.

- Công dân tham gia góp ý xây dựng về các dự thảo luật sửa đổi như dự thảo sửa đổi Luật Đất đai.

- Tố cáo những hành vi, những việc làm sai trái của cơ quan nhà nước, có thể là ủy ban phường, các cơ quan hành chính về các hành vi vi phạm như nhận hối lộ, quan liêu, ...

- Công dân tham gia bàn bạc, quyết định một số chủ trương xây dựng các công trình công cộng.

Câu 2: 

Điều kiện để công dân tham gia vào việc quản lí nhà nước và xã hội:

Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Pháp luật quy định công dân có quyền tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. Công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp tính đến ngày bầu cử được công bố.

Câu 3: 

Công dân có quyền quản lí nhà nước và xã hội vì nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nhà nước "của dân, do dân và vì dân", vì vậy việc tham gia bộ máy quản lý nhà nước nhằm phát huy tích cực quyền làm chủ của mọi công dân dưới chế độ XHCN, nhà nước đảm bảo công dân thực hiện quyền dân chủ của mình trên nguyên tắc "Dân biết, Dân bàn, Dân làm, Dân kiểm tra".

Nhà nước tạo điều kiện cho công dân được tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng hai cách:

+ Trực tiếp: tự mình tham gia các công việc quản lí nhà nước và xã hội

+ Gián tiếp: thông qua các đại biểu, để các đại biểu có thẩm quyền giải quyết các nguyện vọng.

Câu 4: 

Công dân Việt Nam có thể tham gia vào quản lí nhà nước và xã hội thông qua 2 hình thức:

* Hình thức gián tiếp:

+ Công dân thực hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước bằng việc thực hiện các quyền bầu cử đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân. Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân phải chịu sự giám sát, chất vấn của nhân dân về quản lý Nhà nước.

+ Nhà nước cho phép công dân thông qua tổ chức mà mình là thành viên tham gia vào hoạt động quản lý Nhà nước thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.

* Hình thức trực tiếp:

+ Công dân thực hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội bằng cách tham gia ứng cử Đại biểu Quốc hội hoặc ứng cử vào Hội đồng nhân dân các cấp. Nếu có đủ tiêu chuẩn theo quy định, công dân có thể tham gia ứng cử vào các vị trí quạn trọng của Nhà nước để thực hiện việc quản lý nhà nước.

+ Công dân có thể tham gia hoạt động trong các cơ quan Nhà nước thông qua việc tuyển dụng theo năng lực, trình độ chuyên môn mà công dân có thể được tuyển dụng vào cơ quan Nhà nước hoặc được bổ nhiệm vào những vị trí cụ thể trong bộ máy Nhà nước. Việc này nhằm để đảm bảo việc quản lý nhà nước của công dân hiện nay.

+ Công dân có thể tham gia thảo luận và đưa ra ý kiến trực tiếp đối với các vấn đề ở tầm quốc gia khi nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý. Khi ấy, nhân dân có thể đưa ra ý kiến đóng góp của mình vào hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

Câu 5: 

Công dân có trách nhiệm tìm hiểu những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội; xây dựng ý thức tự giác thực hiện quy định về quyền này. Đồng thời, vận động những người xung quan chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác