Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu KHTN 8 KNTT bài 5: Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học
2. THÔNG HIỂU (9 câu)
Câu 1. Cho 13 gam Zn tác dụng với dung dịch HCl thu được 27,2 gam ZnCl2 và 0,4 gam khí H2.
a) Viết phương trình phản ứng.
b) Tính khối lượng của HCl đã phản ứng.
Câu 2: Khử hoàn toàn 12 gam CuO bằng 9 gam khí CO thu được 6 gam CO2 và đồng.
a) Viết phương trình hóa học.
b) Tính khối lượng của đồng sinh ra sau phản ứng.
Câu 3: Nung đá vôi (CaCO3) người ta thu được 16,8 kg CaO và 13,2 kg khí CO2.
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng
b) Tính khối lượng đá vôi cần dùng.
Câu 4: Khi cho 11,2 gam CaO phản ứng với khí CO2 thu được 20 gam CaCO3.
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng.
b) Tính khối lượng của khí CO2phản ứng.
Câu 5: Đốt cháy 6,4 gam sulfur trong không khí thu được 12,8 gam SO2. Tính khối lượng oxygen đã phản ứng.
Câu 6: Hoà tan aluminium (Al) trong dung dịch sulfurric acid (H2SO4) thu được Al2(SO4)3 và khí hydrogen (H2).
a) Hãy viết phương trình hóa học cho phản ứng trên.
b) Tính tỉ lệ mol giữa Al và H2
Câu 7: Lập phương trình hóa học cho các phản ứng sau
a) Fe + O2 → FeO
b) Al + Cl2 → AlCl3
c) AlCl3 + NaOH → Al(OH)3 + NaCl
d) Na2CO3+ HCl → NaCl + CO2 +H2O
Câu 8: Khi phân hủy hoàn toàn 24,5g KClO3 thu được 9,6 g khí oxygen và muối potassium chloride (KCl).
a) Lập PTHH.
b) Tính khối lượng muối kali clorua thu được?
Câu 9: Cho phương trình hóa học sau
Fe + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 3Ag
a) Hãy cho biết tỉ lệ số mol của Fe với các chất sản phẩm.
b) Hãy cho biết tỉ lệ khối lượng của Fe với Ag.
Câu 1.
Phương trình phản ứng: Zn + 2HCl → ZnCl2+ H2
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mZn + mHCl = mZnCl2 + mH2
→ mHCl = mZnCl2 + mH2 – mZn
= 27,2 + 0,4 – 13 = 14,6 gam.
Vậy khối lượng của HCl đã tham gia phản ứng là 14,6 gam.
Câu 2:
a) PTHH: CuO + CO ⟶ Cu + CO2
b) Áp dụng định luật BTKL, ta được:Áp dụng định luật BTKL, ta được:
mCuO + mCO = mCu + mCO2
→ mCu = mCuO + mCO + mCO2
→ mCu= 12+ 9- 6
→ mCu= 15 gam
Vậy khối lượng đồng sinh ra sau phản ứng là 15 gam.
Câu 3:
a) PTHH: CaCO3 -> CaO + CO2
b) Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có:
mCaCO3=mCaO+mCO2
→mCaCO3=16,8+13,2
→mCaCO3=30(Kg)
Vậy khối lượng đá vôi cần dùng là: 30Kg
Câu 4:
a) PTHH: CaO + CO2 → CaCO3
b) Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
→ mCaO+mCO2=mCaCO3
→ mCO2=mCaCO3−mCaO
→ mCO2=20−11,2=8,8 (gam)
Vậy khối lượng CO2 phản ứng là 8,8 gam.
Câu 5:
PTHH: S + O2 -> SO2
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
→ mS+mO2=mSO2
→ mO2=mSO2−mS
→ mCO2=12,8−6,4=6,4 (gam)
Câu 6:
PTHH: 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
Tỉ lệ mol giữa Al và H2 là: nAl: nH2 = 2:3
Câu 7:
2Fe + O2 → 2FeO
2Al + 3Cl2 → 2AlCl3
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl
Na2CO3+ 2HCl → 2NaCl + CO2 +H2O
Câu 8:
PTHH: 2KClO3→ 2KCl + 3O2
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mKClO3 + mKCl+mO2
→ 24,5 = mKCl + 9,6
→ mKCl = 14,9 g
Câu 9:
Tỉ lệ số mol của Fe với các chất sản phẩm là
nFe : nFe(NO3)3 : nAg = 1:1:3
Tỉ lệ số mol của Fe với Ag là
nFe : nAg = 1:3
→ mFe : mAg = (1.56) : (3.108)
= 14:81
Bình luận