Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu KHTN 6 CD bài 10: Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Em hiểu thế nào về dung dịch bão hòa và dung dịch chưa bão hòa? 

Câu 2: Nhũ tương, huyền phù và dung dịch khác nhau như thế nào? 

Câu 3: Lấy ví dụ về ảnh hưởng của một vài yếu tố tới sự tan của các chất. 

Câu 4: Trong các chất sau, chất nào tan trong nước, chất nào không tan trong nước?

  1. Bột sắt 2. Đường
  2. Muối 4. Xăng
  3. Dầu 6. Calcium carbonate 

Câu 5: Lấy ví dụ về hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất. 


Câu 1: 

  • Một dung dịch đường nếu vẫn có thể hoà tan thêm đường thì gọi là dung dịch đường chưa bão hoà.
  • Dung dịch đường không thể hoà tan thêm đường là dung dịch đường bão hoà.

Câu 2: 

  • Dung dịch: hỗn hợp đồng nhất và có màu trong suốt
  • Huyền phù: hỗn hợp rắn - lỏng không đồng nhất và có màu
  • Nhũ tương: hỗn hợp lỏng - lỏng không đồng nhất

Câu 3: 

  • Cho từng thìa đường vào một cốc nước nóng và một cốc nước lạnh, khuấy đều đến khi đường không tan được nữa. Ta thấy trong cốc nước nóng, đường tan nhanh và nhiều hơn so với trong cốc nước lạnh.
  • Chia từng thìa đường vào hai cốc nước có nhiệt độ như nhau, một cốc khuấy đều và một cốc giữ nguyên. Ta thấy đường trong cốc khuấy đều tan nhanh hơn.

Câu 4: 

  • Chất tan trong nước: 2, 3
  • Chất không tan trong nước: 1, 4, 5, 6

Câu 5: 

  • Chất đồng nhất: nước cất, nước muối, nước đường,...

Chất không đồng nhất: nước bột sắn dây, nước cam, sữa,...


Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo