Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Địa lí 8 kết nối bài 3: Khoáng sản Việt Nam

2. THÔNG HIỂU (5­­­ câu)

Câu 1: Trình bày đặc điểm chung của khoáng sản Việt Nam.

Câu 2: Các loại khoáng sản nước ta có đặc điểm phân bố như thế nào?

Câu 3: Em hãy nêu thực trạng, nguyên nhân và một số giải pháp về vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản.

Câu 4: Khoáng sản Việt Nam có thể phân loại dựa vào mấy yếu tố? Dựa vào các yếu tố đó có thể phân loại khoáng sản như thế nào?

Câu 5: Dựa vào Hình 3.3 – SGK, hãy nêu nhận xét đặc điểm phân bố tài nguyên khoáng sản Việt Nam và cho biết các khoáng sản than, dầu khí, bôxít phân bố tập trung ở vùng nào?


Câu 1: 

* Cơ cấu: phong phú, đa dạng: Có hơn 60 loại khoáng sản khác nhau

- Khoáng sản năng lượng: than, dầu mỏ, khí tự nhiên,…

- Kim loại: sắt, thiếc, bô-xít,…

- Phi kim loại: a-pa-tít, đá vôi,…

* Trữ lượng: phần lớn đều có trữ lượng trung bình và nhỏ.

→ không thuận lợi cho việc khai thác và quản lí tài nguyên khoáng sản.

* Phân bố: tập trung chủ yếu ở miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.

* Sự phong phú, đa dạng của khoáng sản Việt Nam là do:

- Vị trí giao nhau giữa các vành đai sinh khoáng.

- Lịch sử phát triển địa chất lâu dài và phức tạp.

* Các mỏ nội sinh thường sinh ra ở các vùng có đứt gãy sâu, uốn nếp mạnh, có hoạt động mac-ma xâm nhập hoặc phun trào.

* Các mỏ ngoại sinh: hình thành từ quá trình trầm tích tại các vùng biển nông, vùng bờ biển hoặc các vùng trũng được bồi đắp, lắng đọng,…

Câu 2:

Khoáng sản

Trữ lượng

Phân bố

Than đá

Khoảng 7 tỉ tấn

Chủ yếu ở bể than Quảng Ninh

Dầu mỏ

Khoáng 10 tỉ dầu quy đổi

Chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía đông nam.

Bô-xít

Khoảng 9,6 tỉ tấn

Tập trung ở Tây Nguyên và một số tỉnh phía Bắc.

Sắt

Khoảng 1,1 tỉ tấn

Chủ yếu ở khu vực Đông Bắc và Bắc Trung Bộ.

A-pa-tít

Khoảng 2 tỉ tấn

Lào Cai.

Ti-tan

Khoảng 663 triệu tấn

Ven biển từ Quảng Ninh đến Bà Rịa – Vũng Tàu.

Đá vôi

Khoảng 8 tỉ tấn

Chủ yếu ở vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ.

 

Câu 3:

* Thực trạng:

- Nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú, đa dạng.

- Nhiều khoáng sản có trữ lượng lớn và chất lượng tốt.

- Khoáng sản là nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp và đảm bảo an ninh năng lượng cho quốc gia.

* Nguyên nhân:

- Khai thác và sử dụng khoáng sản chưa hợp lí.

- Công nghệ khai thác còn lạc hậu gây lãng phí, ảnh hưởng đến môi trường và phát triển bền vững.

- Một số loại khai thác quá mức dặn tới nguy cơ cạn kiệt.

* Giải pháp:

- Phát triển các hoạt động điều tra, thăm dò; khai thác, chế biến; giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái và cảnh quan.

- Đẩy mạnh đầu tư, hình ảnh ngành khai thác, chế biến đồng bộ, hiệu quả với công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại.

- Phát triển công nghiệp chế biến các loại khoáng sản, hạn chế xuất khẩu khoáng sản thô.

- Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.

- Tăng cường tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, pháp luật trong hoạt động khai thác và sử dụng khoáng sản.

Câu 4:

* Dựa vào tính chất công dụng:

- Khoáng sản năng lượng: than, dầu mỏ, khí tự nhiên,…

- Khoáng sản kim loại:

+ Kim loại đen: sắt, man-gan, crôm.

+ Kim loại màu: đồng, chì, kẽm, ni-ken, bô-xít, thiếc, ti-tan, vàng,…

- Khoáng sản phi kim loại: đá quý, a-pa-tít, sét, cao lanh, đá vôi,…

* Dựa vào quá trình hình thành:

- Khoáng sản nội sinh.

- Khoáng sản ngoại sinh.

Câu 5: 

- Nhận xét đặc điểm phân bố tài nguyên khoáng sản Việt Nam:

+ Tài nguyên khoáng sản nước ta phân bố khắp nước, cả trên đất liền và ở biển.

+ Trên đất liền: ở phía Bắc giàu khoáng sản hơn phía Nam

+ Trên biển: khoáng sản quan trọng là dấu khí, phân bố tập trung ở vùng biển gần bờ phía nam (vùng thềm lục địa).

- Vùng phân bố tập trung của:

+ Than: Chủ yếu ở bể than Quảng Ninh

+ Dầu khí: Chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía đông nam.

+ Bô-xít: Tập trung ở Tây Nguyên, ngoài ra còn có một số tỉnh phía bắc: Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang,…


Bình luận

Giải bài tập những môn khác