Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Địa lí 10 CD bài 18: Các nguồn lực phát triển kinh tế

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Nguồn lực vị trí địa lí có tác động như thế nào tới phát triển kinh tế? 

Câu 2: Điều kiện tự nhiên có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế? 

Câu 3: Tài nguyên thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế? 

Câu 4: Dân cư và nguồn lao động có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế? 

Câu 5: Phân tích vai trò của vốn đối với sự phát triển kinh tế? 

Câu 6: Phân tích vai trò của khoa học – kĩ thuật và công nghệ đối với sự phát triển kinh tế? 

Câu 7: Phân tích vai trò của chính sách và xu thế phát triển đối với sự phát triển kinh tế? 


Câu 1: 

Tác động của vị trí địa lí tới phát triển kinh tế:

- Vị trí địa lí (địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế – xã hội, địa lí giao thông).

- Vị trí địa lí tạo ra những thuận lợi hoặc khó khăn để trao đổi, tiếp cận, giao thoa hay cùng phát triển giữa các quốc gia với nhau.Ví dụ: Một nước có vị trí ở gần đường giao thông quốc tế sẽ thuận lợi cho giao lưu quốc tế hơn là nước không có vị trí đó.

- Trong xu thế hội nhập toàn cầu của nền kinh tế thế giới, vị trí địa lí là một nguồn lực để định hướng phát triển có lợi nhất trong phân công lao động toàn thế giới và xây dựng các mối quan hệ song phương hay đa phương của một quốc gia.

Câu 2: 

Vị trí địa lí (địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế – xã hội, địa lí giao thông) tạo ra những khả năng (thuận lợi hay khó khăn) để trao đổi, tiếp cận, giao thoa hay cùng phát triển giữa các quốc gia với nhau. Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới, vị trí địa lí là nguồn lực để định hướng phát triển có lợi nhất trong phân công lao động toàn thế giới và xây dựng các mối quan hệ song phương hay đa phương của một quốc gia.

Câu 3: 

Tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, đất, nước, biển, rừng,...) và các điều kiện tự nhiên (thời tiế hậu,...) phong phú, đa dạng có ảnh hưởng đến phát tiết, khi h kho triển kinh tế. Tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực quan trọng, là điều kiện cần cho quá trình sản xuất.

Câu 4: 

Dân cư, nguồn lao động: được coi là nguồn lực quan trọng, quyết định việc sử dụng các nguồn lực khác cho phát triển kinh tế. Vai trò của dân cư, nguồn lao động với việc phát triển kinh tế thể hiện ở hai khía cạnh chính, thứ nhất là yếu tố đầu vào của hoạt động kinh tế, góp phần tạo ra sản phẩm, tạo ra tăng trưởng. Thứ hai, tham gia tạo cầu của nền kinh tế vì dân cư, nguồn lao động đồng thời tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ. Quy mô và cơ cấu tiêu dùng của nguồn lao động xã hội góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Câu 5: 

Vốn là yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất, bản thân chúng lại - là kết quả đầu ra của các quá trình sản xuất trước đó. Vốn có vai trò to lớn đối với quá trình phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia. Sự gia tăng nhanh các nguồn vốn, phân bố và sử dụng chúng một cách có hiệu quả sẽ tác động rất lớn đến tăng trưởng tạo việc làm, tăng tích lũy cho nền kinh tế.

Câu 6: 

Khoa học – kĩ thuật và công nghệ: góp phần mở rộng khả năng khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác (ví dụ khoa học và công nghệ đã làm biến đổi chất lượng nguồn lao động theo hướng chuyển từ lao động cơ bắp sang lao động sử dụng máy móc, lao động trí tuệ, làm tăng năng suất lao động); thúc đẩy quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, tăng quy mô sản xuất các ngành có hàm lượng khoa học và công nghệ cao; đồng thời tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và của nền kinh tế; thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Câu 7: 

Chính sách và xu thế phát triển (thể chế chính trị, cơ chế chính sách, hệ thống pháp luật,...) là nguồn lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Một quốc gia có đường lối, chính sách đúng đắn sẽ tập hợp được mọi nguồn lực (cả nội và ngoại lực) phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế ха hội. Hơn nữa hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách không chỉ phù hợp với sự vận động và phát triển kinh tế – xã hội trong nước mà còn phải phù hợp với xu hướng của thế giới và khu vực.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác