Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Lịch sử 8 chân trời bài 5: Quá trình khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Trình bày khái quát công cuộc khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XVIII.

Câu 2: Lập bảng tóm tắt về công cuộc khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XVIII theo các tiêu chí: thời gian, sự kiện chính.

Câu 3: Hoàn thành bảng thống kê các vùng đất được khai phá của Đại Việt từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XVIII với các thông tin dưới đây:

Mốc thời gian

Năm 1558

Năm 1611

Năm 1653

Năm 1698

Năm 1757

Vùng đất được khai phá

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 4: Hãy mô tả quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của người Việt Nam trong các thế kỉ XVII – XVIII.

Câu 5: Việc chúa Nguyễn thực thi chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa có ý nghĩa như thế nào?


Câu 1:

Khái quát công cuộc khai phá vùng đất phía Nam từ thứ kiế XVI đến giữa thế kỉ XVIII:

- Năm 1558: Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá.

- Năm 1611: Nguyễn Hoàng lập phủ Phú Yên.

- Năm 1653: Dinh Thái Khang (Khánh Hòa ngày nay) được thành lập.

- Năm 1698: Phủ Gia Định (Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang và Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) được thành lập.

- Năm 1757: chúa Nguyễn hoàn thiện hệ thống chính quyền trên vùng đất Nam Bộ tương đương như ngày nay.

Câu 2: 

Công cuộc khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XVIII:

Thời gian

Sự kiện chính

Năm 1558

Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá.

Năm 1611

Nguyễn Hoàng lập phủ Phú Yên.

Năm 1653

Dinh Thái Khang (Khánh Hòa ngày nay) được thành lập

Năm 1698

Phủ Gia Định (Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang và Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) được thành lập.

Năm 1757

Chúa Nguyễn hoàn thiện hệ thống chính quyền trên vùng đất Nam Bộ tương đương như ngày nay.

Câu 3: 

Mốc thời gian

Năm 1558

Năm 1611

Năm 1653

Năm 1698

Năm 1757

Vùng đất được khai phá

Thuận Hóa

Phú Yên

Dinh Thái Khang (Khánh Hòa ngày nay)

Phủ Gia Định (Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang và Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay)

Nam Bộ tương đương như ngày nay.

Câu 4:

- Quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của người Việt Nam trong các thế kỉ XVII – XVIII:

+ Cùng với công cuộc khai phá vùng đất phía Nam, các chúa Nguyễn cũng thực thi chủ quyền đối với các đảo, quần đảo ở Biển Đông, trong đó có hai quần đảo lớn là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

+ Hoạt động khai thác và xác lập chủ quyền của chúa Nguyễn tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được thực hiện có tổ chức, hệ thống và liên tục thông qua đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.

Câu 5: 

- Chúa Nguyễn ở Đàng Trong là chính quyền đầu tiên đã xác định được chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. Việc thực thi chủ quyền được thực hiện một cách chặt chẽ thông qua hoạt động thường xuyên của hải đội Hoàng Sa.

- Quá trình thực thi chủ quyền được chính quyền chúa Nguyễn thực hiện một cách liên tục suốt từ thế kỉ XVII và được tiếp nối với nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn.

- Nhờ những hoạt động kiểm soát và khai thác, chiếm giữ của hai đội Hoàng Sa, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không chỉ được ghi nhận trong bản đồ mà trên thực tế đã là một vùng biển đảo không thể tách rời với đời sống của cư dân ven biển miền Trung Việt Nam từ thế kỉ XVII.

=> Các hoạt động thực thi chủ quyền trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của chính quyền chúa Nguyễn đã tạo cơ sở lịch sử vững chắc cho hoạt động đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam hiện nay.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác