Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Lịch sử 8 chân trời bài 16: Nhật Bản
NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Trình bày nội dung chính và kết quả, ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị (1868).
Câu 2: Trình bày những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
Câu 3: Lập và hoàn thành bảng thống kê về những lĩnh vực cải cách trong cuộc Duy tân Minh Trị.
Lĩnh vực | Nội dung | Ý nghĩa |
Chính trị |
|
|
Kinh tế |
|
|
Khoa học, giáo dục |
|
|
Quân sự |
|
|
Câu 4: Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến cuộc Duy tân Minh Trị.
Câu 5: Hãy nêu ý nghĩa và hạn chế của cuộc Duy tân Minh Trị.
Câu 1:
Nội dung chính và kết quả của cuộc Duy tân Minh Trị (1868):
- Nội dung chính:
+ Chính trị:
- Thành lập ban chính phủ mới, xóa bỏ tình trạng cát cứ.
- Ban hành Hiến pháp năm 1889, quyền lực tối cao thuộc về Thiên hoàng.
- Đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm quyền.
+ Kinh tế:
- Thống nhất tiền tệ và chính trị, cho phép mua bán ruộng đất và tự do kinh doanh.
- Xây dựng đường sá, cầu cống,…
+ Quân sự:
- Tổ chức và huấn luyện quân đội theo phương Tây.
- Phát triển công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí.
- Học tập các chuyên gia quân sự nước ngoài.
+ Giáo dục:
- Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học – kĩ thuật trong chương trình giảng dạy.
- Cử học sinh ưu tú du học phương Tây.
- Kết quả, ý nghĩa:
+ Như một cuộc cách mạng tư sản, đưa Nhật Bản phát triển vượt bậc về kinh tế, chính trị, giáo dục, khoa học – kĩ thuật.
+ Nhật Bản giữ vững được nền độc lập, trở thành nước tư bản chủ nghĩa.
Câu 2:
Những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:
- Kinh tế Nhật Bản phát triển ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt là về công nghiệp. Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, kéo theo sự tập trung trong sản xuất, thương nghiệp và ngân hàng.
- Nhiều công ti độc quyền xuất hiện, giữ vai trò to lớn, bao trùm lên đời sống kinh tế, chính trị của nước Nhật.
- Thi hành chính sách xâm lược, giành thắng lợi trong chiến tranh Nga – Nhật. Thuộc địa đế quốc Nhật Bản được mở rộng.
Câu 3:
Lĩnh vực | Nội dung | Ý nghĩa |
Chính trị | - Thành lập ban chính phủ mới, xóa bỏ tình trạng cát cứ. - Ban hành Hiến pháp năm 1889, quyền lực tối cao thuộc về Thiên hoàng. - Đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm quyền. | Đất nước dần thoát khỏi chế độ phong kiến lạc hậu. |
Kinh tế | - Thống nhất tiền tệ và chính trị, cho phép mua bán ruộng đất và tự do kinh doanh. - Xây dựng đường sá, cầu cống,… | Tạo ra sự phát triển vượt bậc về kinh tế. |
Khoa học, giáo dục | - Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học – kĩ thuật trong chương trình giảng dạy. - Cử học sinh ưu tú du học phương Tây. | Trở thành nền tảng vững chắc cho sự phát triển của đất nước. |
Quân sự | - Tổ chức và huấn luyện quân đội theo phương Tây. - Phát triển công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí. - Học tập các chuyên gia quân sự nước ngoài. | Quân đội được huấn luyện bài bản, có tính hệ thống. |
Câu 4:
Nguyên nhân dẫn đến cuộc Duy tân Minh Trị:
- Những hiệp ước bất bình mà Mạc phủ kí kết với nước ngoài làm cho tầng lớp xã hội phản ứng mạnh mẽ.
- Phong trào đấu tranh chống Sô-gun nổ ra sôi nổi vào những năm 60 của thế kỉ XX đã làm sụp đổ chế độ Mạc phủ.
- Tháng 01/1868, Sô-gun bị lật đổ. Thiên hoàng Minh Trị trở lại nắm quyền và thực hiện một loạt cải cách.
Câu 5:
* Ý nghĩa:
- Giúp cho Nhật Bản giữ được độc lập, chủ quyền; mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản.
- Có ảnh hướng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á trong đó có Việt Nam (ví dụ: thành công của công cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản là một trong những nhân tố góp phần hình thành con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX).
* Hạn chế:
- Chưa đủ triệt để để tiêu dệt thế lực phong kiến quân phiệt (ưu thế về kinh tế - chính trị của tầng lớp quý tộc vẫn được duy trì).
- Chưa đáp ứng được quyền lợi cho người nông dân
Xem toàn bộ: Câu hỏi tự luận Lịch sử 8 chân trời bài 16: Nhật Bản
Bình luận