Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Lịch sử 6 CTST bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Em hãy cho biết điều kiện tự nhiên của Trung Quốc thời cổ đại?

Câu 2: Con sông nào ở Trung Quốc được gọi là “sông Mẹ”? Tác dụng của con sông sông Mẹđến nền văn minh Trung Quốc thời cổ đại

Câu 3: Trình bày quá trình thống nhất và xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc dưới thời Tần Thủy Hoàng?

Câu 4: Em có nhận xét gì về quá trình thống nhất của Trung Quốc dưới thời Tần Thủy Hoàng?

Câu 5: Dưới thời Tần Thủy Hoàng, xã hội phong kiến Trung Quốc phân hóa như thế nào?


Câu 1: 

Điều kiện tự nhiên của Trung Quốc thời cổ đại:

- Thời cổ đại, lãnh thổ Trung Quốc nhỏ hơn ngày nay rất nhiều. Cư dân cư trú chủ yếu ở trung và hạ lưu sông Hoàng Hà. Về sau, họ mở rộng địa bàn cư trú xuống lưu vực sông Trường Giang.

- Lưu vực sông Hoàng Hà và sông Trường Giang có đất phù sa màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp.

- Nhờ đó, từ rất sớm, những nhà nước đầu tiên đã được xây dựng ở hạ lưu sông Hoàng Hà, tiếp đó là hạ lưu sông Trường Giang.

Câu 2: 

Hoàng Hà chính là con sông thứ hai ở Trung Quốc, được người dân trìu mến gọi là “sông Mẹ” có tác dụng đến nền văn minh Trung Quốc:

- “Sông Mẹ” mang một lượng phù sa màu mỡ tạo nên vùng đồng bằng châu thổ phì nhiêu, thuận lợi cho việc trồng trọt khi công cụ sản xuất ở Trung Quốc thời cổ đại còn tương đối thô sơ.

- Nhờ vậy, nơi đây đã trở thành cái nôi của văn minh Trung Quốc.

Câu 3: 

Quá trình thống nhất:

- Thời cổ đại ở Trung Quốc kéo dài khoảng 2000 năm, gắn với ba triều đại: nhà Hạ, nhà Thương, nhà Chu.

- Trên lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang thời cổ đại tồn tại hàng trăm tiểu quốc thườn xuyên xảy ra chiến tranh nhằm thôn tính lẫn nhau.

 - Khoảng thế kỉ III TCN, nhà Chu suy yếu, các nước ở lưu vực Hoàng Hà, Trường Giang nổi dậy đánh chiếm lẫn nhau suốt 5 thế kỉ, đó là thời Xuân Thu

- Đến cuối thời nhà Chu, nước Tần dần mạnh lên. Tần Doanh Chính đã lần lượt đánh chiếm các nước, thống nhất Trung Quốc.

- Năm 221 TCN, Doanh Chính lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Tần Thủy Hoàng. Tần Thủy Hoàng đã thống nhất lãnh thổ.

Câu 4: 

Nhận xét về quá trình thống nhất của Trung Quốc dưới thời Tần Thủy Hoàng:

- Sau khi thống nhất lãnh thổ, Tần Thủy Hoàng thực hiện một loạt chính sách đổi mới:

+ Về chính trị: Phế bỏ chế độ phân phong, thi hành chế độ quận, huyện. Chia cả nước thành 36 quận, dưới quận là huyện.

+ Tuyển chọn quan lại: Quan lại ở trung ương và địa phương do nhà vua trực tiếp tuyển chọn, không thi hành chế độ cha truyền con nối. 24h) - Sau khi thống nhất lãnh thổ, Tần Thủy Hoàng thống nhất hệ thống đo lường, tiền tệ, chữ viết và pháp luật ở Trung Quốc. Đây là sự thống nhất toàn diện.

Câu 5: 

Xã hội phong kiến Trung Quốc bước đầu hình thành dưới thời Tần Thủy Hoàng:

- Do sự phát triển của sản xuất, xã hội Trung Quốc dưới thời Tần Thủy Hoàng phân hóa sâu sắc.

- Các giai cấp mới xuất hiện:

+ Quý tộc, quan lại và nông dân công xã giàu có trở thành địa chủ. tại thái gain là + Nông dân công xã bị mất ruộng đất, phải nhận ruộng đất để canh tác trở thành nông dân lĩnh canh (tá điền).

- Quan hệ bóc lột giữa địa chủ với nông dân lĩnh canh dẫn đến quan hệ phong kiến xuất hiện. Từ đó, chế độ phong kiến chính thức được xác lập ở Trung Quốc.

- Chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Tần Thủy Hoàng chỉ tồn tại được 15 năm (221 TCN - 206 TCN).


Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo