Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Lịch sử 6 CTST bài 6: Ai Cập cổ đại

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Em hãy cho biết vị trí địa lí của Ai Cập cổ đại? 

Câu 2: Em hãy điền thông tin còn thiếu vào dấu ba chấm sau:

Ai Cập cổ đại nằm ở … châu Phi, là vùng đất dài năm dọc hai bên bờ …:

+ Phía bắc là vùng …, nơi con sông Nin đổ ra Địa Trung Hải

+ Phía nam là vùng …, với nhiều núi và đồi cát

+ Phía đông và phía tây giáp với … 

Câu 3: Sông Nin giúp ích cho nông nghiệp và giao thông Ai Cập cổ đại như thế nào? 

Câu 4: Vì sao nói “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”? 

Câu 5: Theo em Nôm trong Ai Cập cổ đại là gì? 


Câu 1: 

Vị trí địa lí:

- Ai Cập cổ đại nằm ở phía đông bắc châu Phi, là vùng đất dài năm dọc hai bên bờ Sông Nin

+ Phía bắc là vùng Hạ Ai Cập, nơi con sông Nin đổ ra Địa Trung Hải

+ Phía nam là vùng Thượng Ai Cập, với nhiều núi và đồi cát. qua đây và quốc tế

+ Phía đông và phía tây giáp với sa mạc.

Câu 2: 

Ai Cập cổ đại nằm ở phía đông bắc châu Phi, là vùng đất dài năm dọc hai bên bờ Sông Nin

+ Phía bắc là vùng Hạ Ai Cập, nơi con sông Nin đổ ra Địa Trung Hải

+ Phía nam là vùng Thượng Ai Cập, với nhiều núi và đồi cát. qua đây và quốc tế

+ Phía đông và phía tây giáp với sa mạc.

Câu 3: 

- Nông nghiệp Ai Cập cổ đại: Sông Nin mang đến nguồn nước thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp của Ai Cập cổ đại.

+ Hằng năm, từ tháng 7, mực nước sông Nin dâng cao, lũ tràn hai bên bờ.

+ Tháng 10, nước sông Nin bắt đầu rút để lại những lớp đất phù sa màu đen. Người Ai Cập cổ đại nhanh chóng gieo trồng lúa mì.

+ Từ tháng 3, cư dân bắt đầu thu hoạch và tích trữ lúa mì, đảm bảo nguồn lương thực.

- Giao thông Ai Cập cổ đại: Sông Nin còn là tuyến đường giao thông chủ yếu giữa các vùng.

+ Theo hướng chảy xuôi dòng của sông Nin từ nam đến bắc, người Ai Cập di chuyển và vận chuyển nguyên liệu, hàng hóa từ Thượng Ai Cập xuống Hạ Ai Cập.

+ Khi di chuyển ngược dòng nước, người Ai Cập còn biết tận dụng sức gió thổi từ biển vào, đẩy thuyền buồm từ Hạ Ai Cập về Thượng Ai Cập dễ dàng hơn.

Câu 4: 

- Sông Nin mang đến nguồn nước thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp của Ai Cập cổ đại.

+ Hằng năm, từ tháng 7, mực nước sông Nin dâng cao, lũ tràn hai bên bờ.

+ Tháng 10, nước sông Nin bắt đầu rút để lại những lớp đất phù sa màu đen. Người Ai Cập cổ đại nhanh chóng gieo trồng lúa mì.

+ Từ tháng 3, cư dân bắt đầu thu hoạch và tích trữ lúa mì, đảm bảo nguồn lương thực.

- Sông Nin còn là tuyến đường giao thông chủ yếu giữa các vùng.

+ Theo hướng chảy xuôi dòng của sông Nin từ nam đến bắc, người Ai Cập di chuyển và vận chuyển nguyên liệu, hàng hóa từ Thượng Ai Cập xuống Hạ Ai Cập.

+ Khi di chuyển ngược dòng nước, người Ai Cập còn biết tận dụng sức gió thổi từ biển vào, đẩy thuyền buồm từ Hạ Ai Cập về Thượng Ai Cập dễ dàng hơn.

Chính những điều kiện tự nhiên thuận lợi đó, quốc gia cổ đại Ai Cập sớm được hình thành ở phương Đông. Hê-rô-đốt, một nhà sử học nổi tiếng người Hy Lạp cổ đại đã nói: “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”. Nếu không có sông Nin sẽ không có Ai Cập như chúng ta được biết ngày nay.

  • Ai Cập là tặng phẩm vô giá của sông Nin.

Câu 5: 

Nôm trong Ai Cập cổ đại: vào cuối thời nguyên thủy, những vùng đất phù sa màu mỡ, rộng lớn của dòng sông Nin ở Ai Cập là nơi cư trú của cư dân Ai Cập. Cư dân ở đây sống theo từng công xã, gọi là Nôm.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều