Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 16: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ Quốc.

  1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Em hãy cho biết bảo vệ Tổ quốc được hiểu như thế nào?  

Câu 2: Quyền bảo vệ Tổ quốc của nhân dân là gì?  

Câu 3: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của nhân dân là gì?  

Câu 4: Em hãy nêu một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc bảo vệ Tổ quốc.

Câu 5: Công dân cần phải làm gì để thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình trong việc bảo vệ Tổ quốc.

Câu 6: Những hành vi vi phạm pháp luật về quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân sẽ bị xử phạt như thế nào?

Câu 7: Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa cụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc là gì? 


Câu 1: 

Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghiã. Bảo vệ Tổ quốc bao gồm việc xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân, thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện chính sách hậu phương quân dội và bảo vệ trật tự, an ninh xã hội.

Câu 2:

Bảo vệ Tổ quốc là quyền cơ bản, cao quý và là nghĩa vụ thiêng liêng của công dân. Công dân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật có quyền tham gia phục cụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân. Công dân phải trung thành với Tổ quốc, tham gia thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh. Cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình có trách nhiệm giáo dục, động viên và tạo điều kiện cho công dân tham gia bảo vệ Tổ quốc.

Câu 3:

Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân Việt Nam là một nhiệm vụ pháp lý, được quy định trong Hiến pháp và các luật, điều lệ của nhà nước. Theo đó, mỗi công dân đều có trách nhiệm bảo vệ độc lập, chủ quyền, an ninh, toàn vẹn lãnh thổ và sự sống của dân tộc, đồng thời thực hiện các nghĩa vụ quân sự và bảo vệ môi trường.

Câu 4:

– Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc:

+Quyền bảo vệ Tổ quốc: Bảo vệ Tổ quốc là quyền thiêng liêng của mỗi công dân.

+ Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc:

  • Trung thành với Tổ quốc.
  • Thực hiện nghĩa vụ quân sự.
  • Nghĩa vụ bảo vệ an ninh quốc gia, biên giới quốc gia và bảo đảm về an ninh trật tự, phòng chống tội phạm.

+ Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị. Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc tuỳ theo mức độ có thể bị xử lí kỉ luật, hành chính hoặc hình sự, nếu gây thiệt hại phải bồi thường.

Câu 5:

Công dân cần tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ Tổ quốc, xây dựng ý thức tư giác thực hiện quy định pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ Tổ quốc; đồng thời, có trách nhiệm vận động người xung quanh chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ này.

Câu 6: 

Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị. Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc tùy theo mức độ có thể bị xử lí kỉ luật, hành chính hoặc hình sự, nếu gây thiệt hại phải bồi thường.

Câu 7:

- Về phía cơ quan nhà nước: Xâm phạm hoặc cản trở quyền của công dân trong tham gia bảo vệ Tổ quốc, có thể gây nguy hại đến chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và chế độ chính trị.

- Về phía công dân: Các hành vi vi phạm quyền và nghĩa cụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí kỉ luật, bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác