Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

  1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Em hãy cho biết khái niệm của quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là gì? 

Câu 2: Công dân bình đẳng về quyền được hiểu như thế nào? 

Câu 3: Công dân bình đẳng về nghĩa vụ được hiểu như thế nào? 

Câu 4: Em hãy nêu các quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.    

Câu 5: Em hãy nêu ý nghĩa của quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. 

Câu 6: Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là gì? 


Câu 1:

Quyền bình đẳng bình đẳng của công dân trước pháp luật là một trong các quyền cơ bản của con người, của công dân được quy định trong Hiến pháp và luật, được thực hiện trong thực tế.

Câu 2:

Công dân bình đẳng về quyền, Bất kì công dân nào nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được hưởng các quyền công dân như quyền bầu cử, ứng xử, quyền khiếu nại, tố cáo, quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin, quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo, quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền học tập, quyền được đảm bảo an sinh xã hội,...

Câu 3:

Công dân bình đẳng về nghĩa vụ như tuân theo Hiến pháp và pháp luật, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, nghĩa vụ bảo vệ môi trường, nghĩa vụ nộp thuế,...

Câu 4: 

Các quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật:

+ Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật nghĩa là mọi công dân, không phân biệt nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt dối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.

+ Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ:

. Công dân bình đẳng về việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền và nghĩa vụ của công dân không tách rời nhau.

  • Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần và địa vị xã hội.

+ Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí: Bất kì công dân dù ở vị trí nào, làm nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí, hành chính, dân sự, hình sự, kỉ luật về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật. Công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ như nhau thì phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau.

Câu 5: 

Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống con người và xã hội; giúp đảm bảo quyền và lợi ích tối thiểu của con người; đảm bảo công bằng dân chủ; định hướng cho việc xây dựng, giải thích và áp dụng pháp luật đối với đời sống con người và xã hội.

Câu 6:

Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật, không phân biệt đó là người có chức, có quyền, có địa vị xã hội hay là một công dân bình thường, không phân biệt giới tính, tôn giáo,...

Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì từ người lãnh đạo cho đến người lao động bình thường đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau, không phân biệt đối xử.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác