Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Địa lí 10 CD bài 14: Vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh
1. NHẬN BIẾT (7 câu)
Câu 1: Vỏ địa lí là gì?
Câu 2: Nêu giới hạn của vỏ địa lí?
Câu 3: Lớp vỏ địa lí có độ dày bao nhiêu?
Câu 4: Vỏ địa lí hình thành và phát triển theo những quy luật nào?
Câu 5: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí là gì?
Câu 6: Nêu biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí?
Câu 7: Nêu thành phần cấu tại của vỏ Trái Đất?
Câu 1:
Vỏ địa lí là vỏ của Trái Đất, ở đó có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau của các vỏ bộ phận.
Câu 2:
- Giới hạn trên của vỏ địa lí tiếp giáp lớp ô dôn.
- Giới hạn dưới kéo đến đáy vực thẳm của đại dương và đến hết lớp vỏ phong hoá ở lục địa.
Câu 3:
Độ dày của vỏ địa lí khoảng 30 - 35 km.
Câu 4:
- Vỏ địa lí hình thành và phát triển theo những quy luật địa lí chung, trong đó có một số quy luật chính là: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh, quy luật địa đới, quy luật phi địa đới.
Câu 5:
Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và mỗi bộ phận lãnh thổ trong vỏ địa lí.
Câu 6:
Biểu hiện của quy luật:
+ Trong tự nhiên, bất kì lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại phụ thuộc nhau. Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay ăn còn lại và toàn bộ lãnh đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.
+ Ví dụ: Rừng bị phá hủy dẫn đến khí hậu bị biến đổi, dòng chảy không ổn định, lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên hơn, đất đai bị thoái hóa, sinh vật bị suy giảm.
Câu 7:
Cấu tạo của lớp vỏ địa lí gồm hai bộ phận:
+ Vỏ địa lí ở lục địa: cấu tạo gồm đất và vỏ phong hóa, phần thấp của khí quyển (dưới lớp ô dồn) và sinh quyển.
+ Vỏ địa lí ở đại dương: cấu tạo gồm đất và vỏ phong hóa, phần thấp của khí quyển (dưới lớp ô dôn) và sinh quyển, thủy quyển.
Bình luận