Câu hỏi 7 : Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi

2. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam 

a. Nguyên tắc pháp chế 

Câu hỏi 7 : Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi 

  • Yêu cầu tuân thủ pháp luật được thể hiện như thế nào trong quy định tại Điều 2 Bộ luật Hình sự và khoản 1 Điều 31 Hiến pháp?
  • Vì sao V và H chỉ bị xử lí hành chính vê hành vi vi phạm điêu kiện kết hôn?
  •  Tại sao pháp luật hình sự cân có nguyên tắc pháp chế?


  • Yêu cầu tuân thủ pháp luật của nguyên tắc pháp chế trong luật hình sự được thể hiện như sau:

Cơ sở của trách nhiệm hình sự và việc áp dụng hình phạt hoặc miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cũng như việc áp dụng mọi hình thức trách nhiệm hình sự với tính chất là hậu quả pháp lí của hành vi phạm tội đều phải do pháp luật hình sự quy định.

Việc xét xử phải đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không để oan người vô tội. Hình phạt mà Toà án tuyên cho người phạm tội phải phù hợp với các quy định của luật hình sự. Trong toàn lãnh thổ Việt Nam, luật hình sự phải được áp dụng như nhau, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, thành phần xã hội,... đối với người phạm tội.

Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi mỗi người dân đều phải tuân thủ pháp luật, không ngừng tăng cường cảnh giác, nâng cao ý thức pháp luật, tích cực đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong luật hình sự Việt Nam được thể hiện ở việc xét xử hình sự phải đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm, không xử oan người vô tội, hình phạt phải tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.

  • Ở trường hợp trên, V và H bị xử phạt vi phạm hành chính về điều kiện kết hôn do tại thời điểm hai người kết hôn Bộ luật Hình sự không có quy định tội tảo hôn. Cơ sở của việc truy cứu trách nhiệm hình sự, xác định tội phạm, áp dụng hình phạt hoặc miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt,... với tính chất là hậu quả pháp lí của hành vi phạm tội đều phải do pháp luật hình sự quy định.
  • Việc tuân thủ nguyên tắc pháp chế sẽ ngăn ngừa lạm dụng quyền lực, hạn chế oan sai trong xét xử, định tội. Bảo đảm không bỏ lọt tội phạm, không để oan người vô tội.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác