Câu hỏi 1 : Trả lời các câu hỏi dưới đây

 

Đọc văn bản : Về đặc điểm của tục ngữ Việt Nam 

1. Nội dung của tục ngữ 

2. Hình thức của tục ngữ 

Câu hỏi 1 : Trả lời các câu hỏi dưới đây 

  • Xác định vấn đề được tác giả trình bày trong văn bản trên. Theo bạn, vấn đề đó liên quan đến phạm vi đối tượng nào dưới đây?

 Một tác phẩm văn học dân gian.
 Một thể loại văn học dân gian.
 Một hình tượng hay một chi tiết nghệ thuật trong văn học dân gian.
Một đặc trưng của văn học dân gian.

  • Tục ngữ Việt Nam được tác giả tìm hiểu từ phương diện nào? Mỗi phương diện ấy lại được xem xét từ các yếu tố nào? Hãy tóm tắt nội dung bài viết bằng một sơ đồ.
  • Trong các thao tác dưới đây, những thao tác nào được tác giả sử dụng để triển khai vấn đề?

Phân tích
Tổng hợp
So sánh
Thống kê

  • Thử hình dung về cách làm việc của tác giả để đưa ra những nhận định hay kết luận trong văn bản: tác giả đã tìm hiểu, thu thập thông tin bằng những cách nào (tập hợp, thu thập, phân loại các câu tục ngữ, tham khảo bài viết của người khác, …)?
  • Từ bài viết trên, bạn rút ra được điều gì về các nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian?


  • Đáp án là một thể loại văn học dân gian 
  • Tác giả trình bày tục ngữ Việt Nam ở hai phương diện: nội dung và hình thức. Mỗi phương diện được xem xét từ các yếu tố sau:
  • Trong phương diện nội dung, tác giả xem xét ở các yếu tố kinh nghiệm về lao động sản xuất, đời sống gia đình, đời sống xã hội.
    Trong phong diện hình thức, tác giả xem xét ở các yếu tố: đối, vần, nhịp, thanh điệu. Vần trong tục ngữ chủ yếu là vần lưng với nhiều dạng: cách hai chữ, ba chữ, năm chữ,...
  • Tóm tắt sơ đồ:    Tóm tắt sơ đồ
  • Các thao tác được sử dụng trong văn bản :

Phân tích: Chia vấn đề (tục ngữ) ra thành các mặt, khía cạnh (hình thức và nội dung) để làm rõ đặc điểm của đối tượng. Trong từng mặt, từng khía cạnh lại tiếp tục chia nhỏ, nêu dẫn chứng và lí giải các chi tiết nhằm giúp người đọc hiểu sâu hơn. Về hình thức tục ngữ, tác giả đã các định nhiều loại vần, đi sâu vào từng trường hợp, có dẫn chứng cụ thể.

 Tổng hợp: Sau khi phân tích các mặt biểu hiện của nội dung tục ngữ, tác giả có tổng hợp lại thành một ý khái quát ở cuối đoạn 2. Hoặc là, sau khi phân tích nội dung các câu tục ngữ về khí tượng, về việc đời và lao động, cô đọng thành những Phương châm, tác giả tổng hợp lại trong câu: “Đó là đặc điểm của tục ngữ: nội dung của nó khác với ca dao và dân ca, hầu hết đều là những bài do cảm xúc mà có”.

So sánh: Trong phần cuối, sau khi phân tích nội dung và hình thức tục ngữ, tác giả đã đối chiếu ca dao với tục ngữ để làm rõ sự ra đời sớm của lục ngữ.

Thống kê: Để tăng thêm phần thuyết phục và cung cấp tri thức cho người đọc, VB đã dùng cách liệt kê những trường hợp các câu tục ngữ có vần liền kề nhau: sa - gà; tật -giật, treo – mèo, đặc – mặc,...

  • Cách làm việc của tác giả như sau :

Tác giả phải thu thập, phân loại các câu tục ngữ theo nhiều yêu cầu như tập hợp, phân nhóm câu để khảo sát về nội dung, hình thức.
Tìm các ví dụ câu tương ứng với các dạng thức gieo vần, ngắt nhịp, phối thanh.
 Liên hệ trích dẫn thể loại khác; trích dẫn ý kiến của các nhà nghiên cứu khác hay của mình từ các bài viết khác.

  • Khi nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian chúng ta cần : 

Xác định vấn đề nghiên cứu

Xây dựng dàn ý, đề cương nghiên cứu.

 Vận dụng các phương pháp nghiên cứu

Xác định cách tiến hành và viết báo cáo kết quả nghiên cứu.

 


Bình luận

Giải bài tập những môn khác