Giải chuyên đề ngữ văn 10 chân trời sáng tạo phần 1 Tìm hiểu về sân khấu hóa tác phẩm văn học

Hướng dẫn giải chuyên đề phần 1 Tìm hiểu về sân khấu hóa tác phẩm văn học trang 43 , sách chuyên đề ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo. Bộ sách được biên soạn nhằm góp phần phát triển năng lực vận dụng trí thức cho các em. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. Từ tác phẩm văn học đến kịch bản sân khấu 

1. Tóm tắt truyện dân gian Hồn Trương Ba, da hàng thịt. 

2. Kịch bản Hồn Trương Ba, da hàng thịt. 

Câu hỏi 1 : Trả lời các câu hỏi dưới đây 

  • Các câu được in nghiêng dưới đây là lời của ai dành cho ai? Chúng có vai trò, tác dụng thế nào trong văn bản kịch? Dựa vào vai trò, chức năng cùng vị trí xuất hiện của chúng, có thể phân loại chỉ dẫn sân khấu như thế nào?

(Tới đây, bắt đầu lớp kịch “Cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác”. Trên sân khấu, hồn Trương Ba tách ra khỏi xác anh hàng thịt và hiện lờ mờ trong dáng Trương Ba thật. Thân xác hàng thịt vẫn ngồi nguyên trên chõng và lúc này chỉ còn là thân xác.)

(Hồn Trương Ba bần thần nhập lại vào Xác hàng thịt. Trên sân khấu, nhân vật Trương Ba biến mất. Chỉ còn lại Xác hàng thịt mang hồn Trương Ba ngồi lặng lẽ bên chõng… Vợ Trương Ba vào.)

(Chị con dâu từ từ lui ra.)

(Khi Hồn Trương Ba ngẩng lên thì đã thấy cái Gái đứng trước mặt với cái nhìn lặng lẽ, soi mói.)

(Đứng dậy, lập cập nhưng quả quyết, đến bên cột nhà, lấy một nén hương châm lửa thắp lên. Đế Thích xuất hiện.)

 

  • Dựa vào mẫu bảng dưới đây, liệt kê ít nhất 5 lời thoại và chỉ dẫn sân khấu tương ứng; nêu dấu hiệu nhận biết về chính tả và tác dụng của các chỉ dẫn ấy (làm vào vở):

 

Lời thoại nhân vật

Chỉ dẫn sân khấu tương ứng

Hình thức chính tả; tác dụng của chỉ dẫn

Đế Thích: - Ông Trương Ba...

(...) Vì lòng quý mến ông, tôi

sẽ làm cu Tị sống lại, dù có

bị phạt nặng... Nhưng còn

ông... rốt cuộc ông muốn

nhập vào thân thể ai?

( đắn đo rất lâu rồi quyết định )

- Chỉ dẫn sân khấu đặt trong ngoặc đơn,in nghiêng.

- Tác dụng: giúp phân biệt

được lời thoại của nhân vật và chỉ dẫn sân khấu, gợi ý cách diễn xuất cho diễn viên.

......

.......

.......

 

  •   Nêu một số ví dụ về đối thoại và độc thoại của nhân vật Hồn Trương Ba được sử dụng trong kịch bản. Dựa vào đâu để bạn nhận biết đó là đối thoại hay độc thoại?
  • Dựa vào tóm tắt truyện, trích đoạn kịch và những hiểu biết của bạn về tác phẩm, hãy chỉ ra những sự kiện, nhân vật mà tác giả Lưu Quang Vũ đã lược bớt hoặc thêm vào trong vở kịch của mình. Sự thay đổi đó giúp bạn hiểu thêm điều gì về công việc của người chuyển thể văn bản truyện thành kịch bản?
  • Xung đột và cách giải quyết xung đột trong màn VII, kịch bản Hồn Trương Ba, da hàng thịt có khác gì xung đột và cách giải quyết xung đột trong phần cuối truyện dân gian? Cách tạo ra những khác biệt như thế có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề, thông điệp của vở kịch?
  •  Theo bạn những điểm khác biệt trong tác phẩm của Lưu Quang Vũ so với tác phẩm dân gian là xuất phát từ ý đồ sáng tạo của tác giả hay từ ngữ đặc trưng của thể loại?

II. Trải nghiệm vở diễn 

1. Tìm hiểu thông tin vở diễn

2. Xem vở diễn

Câu hỏi 2 : Trả lời các câu hỏi dưới đây 

  • Trong vở diễn Hồn Trương Ba, da hàng thịt mà bạn vừa trải nghiệm, đạo diễn đã sử dụng những loại âm thanh, ánh sáng nào? Theo bạn, việc sử dụng các loại âm thanh, ánh sáng đó có tác dụng gì?
  • Cảm nhận của bạn về không gian, thời gian, nhân vật, câu chuyện,... khi xem vở diễn Hồn Trương Ba, da hàng thịt có gì khác so với cảm nhận của bạn khi đọc kịch bản văn học của vở diễn này? Theo bạn, vì sao có sự khác biệt ấy?
  • Chọn một đoạn đối thoại (hoặc độc thoại) trong vở diễn, bạn hãy:

a. Chỉ ra sự kết hợp giữa ngôn ngữ cơ thể với lời nói và cho biết tác dụng của chúng.

b. So sánh và nhận xét về ngôn ngữ nhân vật trên sân khấu với ngôn ngữ nhân vật trong kịch bản.

  • Cách kết thúc của truyện dân gian và kịch bản (cũng như vở diễn trên sân khấu) là không giống nhau. Theo bạn, việc sáng tạo này có làm mất đi ý nghĩa của truyện dân gian không, hay mang đến những thông điệp mới mẻ nào khác? Thông điệp đó còn phù hợp với bối cảnh xã hội hiện nay?
  • Theo bạn, điều khó nhất khi thể hiện cuộc đối thoại giữa Hồn (Trương Ba) và Xác (hàng thịt) là gì? Khó khăn ấy đã được diễn viên đóng vai này xử lí qua diễn xuất như thế nào?

III. Đặc điểm của tác phẩm văn học và kịch bản sân khấu 

IV. Yêu cầu của việc sân khấu hóa tác phẩm văn học trong nhà trường 

1. Các dạng sân khấu hóa tác phẩm văn học 

2. Yêu cầu của hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học trong nhà trường 

 

Từ khóa tìm kiếm: giải chuyên đề ngữ văn 10 sách mới, giải ngữ văn 10 chân trời sáng tạo, giải ngữ văn 10 ctst, giải ngữ văn 10 CTST phần 1, giải phần 1 Tìm hiểu sân khấu hóa tác phẩm văn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác