Bài tập xác định cực của nam châm
Bài 1:
a, Cho biết cách xác định một vật bằng kim loại có phải là một nam châm hay không?
b, Cách xác định các cực từ của một nam châm.
Bài 2: Có hai thanh kim loại giống hệt nhau A và B, một thanh đã bị nhiễm từ (có tác dụng như một nam châm), một thanh không bị nhiễm từ. Nếu không dùng một vật nào khác, làm thế nào để phân biệt thanh kim loại nào đã nhiễm từ?
Bài 1: a, Căn cứ vào một trong các đặc điểm sau:
+ Có khả năng hút sắt hay bị sắt hút.
+ Khi đặt trên mũi nhọn hay đặt để cho nó có thể quay tự do thì sau khi đã định hướng ổn định,nó luôn định hướng như thế nào?
b, Có thể sử dụng một trong các cách sau :
+ Cách 1: Căn cứ vào kí hiệu trên nam châm:
- Kí hiệu theo màu sắc.
- Kí hiệu bằng chữ.
+ Cách 2: nếu nam châm bị mất các kí hiệu có thể sử dụng một nam châm khác còn kí hiệu các cực từ, cho chúng tương tác nhau để phát hiện.
Bài 2: Đối với nam châm thẳng, từ trường ở những đầu cực từ mạnh hơn ở những điểm gần giữa nam châm, bám vào đặc điểm này đưa ra cách xác định thanh kim loại đã bị nhiễm từ:
- Lần lượt đưa một đầu của thanh A đến gần điểm giữa của thanh B (lần 1), rồi lại đưa một đầu của thanh B lại gần điểm giữa của thanh A (lần 2).
+ Nếu (lần 1) lực hút mạnh hơn so với (lần 2) => thanh A nhiễm từ
+ Nếu (lần 2) lực hút manh hơn so với (lần 1) => thanh B nhiễm từ
Xem toàn bộ: Chuyên đề vật lý 9: Nam châm - Ứng dụng của nam châm
Giải những bài tập khác
Giải bài tập những môn khác
Đang cập nhật dữ liệu...
Bình luận