Chuyên đề vật lý 9: Nam châm - Ứng dụng của nam châm

Tech12 xin gửi tới các bạn Chuyên đề vật lý 9: Nam châm - Ứng dụng của nam châm. Bài học cung cấp cho các bạn tổng quan kiến thức, phương pháp giải và các bài tập liên quan. Hi vọng nội dung bài học sẽ giúp các bạn hoàn thiện và nâng cao kiến thức để hoàn thành mục tiêu của mình.

A. TỔNG QUAN KIẾN THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

1. Từ tính của nam châm

  • Nam châm là những vật có tính chất từ (từ tính), chúng có thể hút các vật bằng sắt, thép và làm quay kim nam châm.
    • Các kim loại bị hút bởi nam châm gọi là các vật liệu từ.  Ví dụ: sắt, thép, niken, côban ...
    • Các kim loại không thuộc vật liệu từ thì hầu như không bị nam châm hút. Ví dụ: đồng, nhôm, bạc...
  • Nam châm vĩnh cửu (thường gọi tắt là nam châm) có từ tính tồn tại trong một thời gian khá dài.
  • Trong cuộc sống, nam châm vĩnh cửu được sản xuất với nhiều hình dạng khác nhau và bằng vật liệu khác nhau
    • Về hình dạng: dạng chữ U, dạng thanh, dạng trụ, dạng đĩa...
    • Về vật liệu khác nhau như nam châm đen (nam châm ferrite), nam châm trắng (nam châm đất hiếm), nam châm dẻo (làm từ hợp chất của nhựa hoặc cao su với một loại bột sắt)...
  • Mỗi nam châm có hai cực từ: Cực Bắc và cực Nam.
  • Kí hiệu các cực của nam châm:
    • Kí hiệu theo màu sắc: Cực Nam sơn màu đỏ, cực Bắc sơn màu xanh.
    • Kí hiệu bằng chữ: Cực Nam viết chữ S, cực Bắc viết chữ N.

2. Tương tác giữa hai nam châm

Khi đưa cực từ của hai nam châm lại gần nhau thì chúng hút nhau nếu các cực khác tên, đẩy nhau nếu các cực cùng tên

3. Ứng dụng của nam châm

Một số ứng dụng của nam châm như: Kim nam châm, labàn, Đi-na-mô xe đạp, Loa điện (loa điện có cả hai loại nam châm), động cơ điện đơn giản, máy phát điện đơn giản…

Chuyên đề vật lý 9: Nam châm - Ứng dụng của nam châm

La bàn

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Bài 1: 

a, Cho biết cách xác định một vật bằng kim loại có phải là một nam châm hay không?

b, Cách xác định các cực từ của một nam châm.

Bài 2: Có hai thanh kim loại giống hệt nhau A và B, một thanh đã bị nhiễm từ (có tác dụng như một nam châm), một thanh không bị nhiễm từ. Nếu không dùng một vật nào khác, làm thế nào để phân biệt thanh kim loại nào đã nhiễm từ?

Bài 3: Khi sử dụng một cần cẩu dùng nam châm điện, có trường hợp đã ngắt mạch điện rồi mà nam châm vẫn không nhả vật bằng thép ra, vì nó chưa bị khử từ hết. Khi đó người công nhân điều khiển cần cẩu phải xử lí như thế nào? Vì sao lại làm như thế?

Bài 4: Vì sao khi trong các cần cẩu điện lại dùng nam châm điện mà không sử dụng nam châm vĩnh cửu?

Từ khóa tìm kiếm: chuyên đề vật lý 9, các dạng bài tập vật lý 9, vật lý 9 dạng bài tập Nam châm - Ứng dụng của nam châm

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Đang cập nhật dữ liệu...