Bài tập ứng dụng của nam châm

Bài 3: Khi sử dụng một cần cẩu dùng nam châm điện, có trường hợp đã ngắt mạch điện rồi mà nam châm vẫn không nhả vật bằng thép ra, vì nó chưa bị khử từ hết. Khi đó người công nhân điều khiển cần cẩu phải xử lí như thế nào? Vì sao lại làm như thế?

Bài 4: Vì sao khi trong các cần cẩu điện lại dùng nam châm điện mà không sử dụng nam châm vĩnh cửu?


Bài 3: Lõi sắt non tuy đã mất từ tính nhưng vẫn còn dư lại một phần trên mặt thép. Chỉ cần đổi chiều nối dây dẫn của nam châm điện với nguồn điện rồi vừa kéo nhẹ cần cẩu, vừa đóng mạch điện trong một thời gian rất ngắn rồi ngắt mạch ngay nam châm điện sẽ nhả vật bằng thép ra.

           Khi người công nhân làm như thế thì dòng điện lần này ngược với dòng điện lần trước, cực nam châm tiếp xúc với vật bằng thép mang tên ngược với lúc nó hút vật đó để cẩu lên. Nam châm sẽ đẩy vật bằng thép và nhả nó ra.

         Phải làm nhanh và ngắt mạch ngay, vì nếu để lâu thì nam châm và vật bằng thép sẽ bị nhiễm từ ngược với lúc trước và sẽ hút nhau lại.

Bài 4: Vì:

  • Dùng nam châm điện có thể tạo ra được lực hút rất lớn, đủ để hút các vật có khối lượng lớn lên
  • Có thể điều chỉnh được độ lớn của lực hút (tăng hoặc giảm)
  • Khi cần lấy các vật ra thì ta chỉ cần đóng ngắt mạch điện là được.

 


Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Đang cập nhật dữ liệu...