Bài tập vận dụng định luật ôm cho đoạn mạch hỗn hợp

Bài 1: Cho 3 điện trở giống nhau cùng có giá trị là R. Hãy vẽ sơ đồ các cách mắc ba điện trở trên vào hai điểm A, B và tính điện trở của mỗi đoạn mạch.

Bài 2: Cho mạch điện như hình vẽ

Bài tập vận dụng định luật ôm cho đoạn mạch hỗn hợp

Biết UAB  = 35V: R1 = 15Ω: R2 = 3Ω; R3 = 7Ω: R4 = 10Ω

a, Tính điện trở của đoạn mạch AB

b, Tính cường độ dòng điện qua các điện trở.

Bài 3: Cho hai bóng đèn loại 12V – 0,8A và 12V – 1,2A

a, Các kí hiệu 12V-0,8A và 12V-1,2A cho biết điều gì ? Tính điện trở của mỗi bóng đèn .

b, Mắc nối tiếp hai bóng đèn trên với nhau vào hiệu điện thế 24V . Tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi bóng đèn và nêu nhận xét về độ sáng của mỗi bóng đèn

c, Để hai đèn sáng bình thường phải mắc chúng như thế nào vào mạch điện có hiệu điện thế 12V

d, Khi mắc nối tiếp hai bóng đèn trên vào mạch điện có hiệu điện thế U = 24V , để hai đèn sáng bình thường thì phải mắc thêm điện trở Rx vào hai đầu bóng đèn 12V-0,8A . Tính độ lớn của điện trở Rx ?


Bài 1: Có 4 cách mắc:

  • Cách mắc 1: 

Bài tập vận dụng định luật ôm cho đoạn mạch hỗn hợp

RAB = R + R + R = 3R

  • Cách mắc 2: 

Bài tập vận dụng định luật ôm cho đoạn mạch hỗn hợp

RAB = R + RGB = R + $\frac{R.R}{R+R}$ = 1,5R

  • Cách mắc 3: 

Bài tập vận dụng định luật ôm cho đoạn mạch hỗn hợp

RAB =  $\frac{2R.R}{2R+R}$ = $\frac{2}{3}$R

  • Cách mắc 4: 

Bài tập vận dụng định luật ôm cho đoạn mạch hỗn hợp

$\frac{1}{R_{AB}}= 3.\frac{1}{R}$ => RAB = $\frac{1}{3}$R

Bài 2: 

a, Ta có R23 = R2 + R3 = 3 + 7 = 10Ω

R234 = $\frac{R_{23}.R_{4}}{R_{23}+R_{4}}$ = $\frac{10.10}{10+10}$= 5Ω

Điện trở tương đương của đoạn mạch AB là:

RAB = R1 + R234 = 15 + 5 = 20Ω

b, Cường độ dòng điện qua R1 là:

I1 = I = $\frac{U_{AB}}{R_{AB}}$ = 1,75A

Hiệu điện thế UCB = I.R234 = 1,75 . 5 = 8,75V

Cường độ dòng điện qua R4 là:

I4 = $\frac{U_{CB}}{R_{4}}$ = 0,875A

Cường độ dòng điện qua R2, R3 là:

I2 = I3 = $\frac{U_{CB}}{R_{23}}$ = 0,875A

Hoặc vì R2 + R3 = R4 nên I4 = I2 = I3 = $\frac{1}{2}$I = 0,875A

Bài 3: 

a, Các kí hiệu ghi trên mỗi đèn cho ta biết: Khi mắc mỗi đèn vào hai đầu mạch điện có hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện qua đèn 1 là 0,8A và đèn 2 là 1,2A .

Điện trở của mỗi đèn là: 

R1 = $\frac{U}{I_{1}}$ = $\frac{12}{0,8}$ = 15Ω; R2 = $\frac{U}{I_{2}}$ = $\frac{12}{1,2}$ = 10Ω

b, Khi mắc nối tiếp hai bóng đèn vào mạch điện có hiệu điện thế U = 24V

Điện trở của đoạn mạch là: R = R1 + R2 = 15 + 10 = 25Ω

Cường độ dòng điện qua mỗi đèn là:

I = I1 = I2 = $\frac{U}{R_{tđ}}$ = $\frac{24}{25}$ = 0,96A

Đèn 1 bị sáng quá, đèn 2 sáng yếu .

c, Để hai đèn sáng bình thường khi mắc vào mạch điện có U = 12V thì ta mắc song song hai đèn vào đoạn mạch có hiệu điện thế trên.

d, Để hai đèn sáng bình thường ta mắc đèn 2 nối tiếp với đoạn mạch gồm đèn 1 và điện trở Rx mắc song song. Ta có sơ đồ cách mắc như sau:

Bài tập vận dụng định luật ôm cho đoạn mạch hỗn hợp

Trong trường hợp này cường độ dòng điện của mạch chính là 1,2A cho nên cường độ dòng điện qua điện trở Rx là:

IX = 1,2 – 0,8 = 0,4A

Vậy điện trở Rx là: 

RX = $\frac{U_{1}}{I_{X}}=\frac{12}{0,4}$ = 30Ω


Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Đang cập nhật dữ liệu...