Bài tập tính góc tạo bởi tia tới và tia khúc xạ

Bài 1: Một li đựng đầy nước hình trụ cao 20cm có đường kính 20cm như hình vẽ:

                                   

Một người đặt mắt gần miệng li nhìn theo phương AM thì vừa vặn thấy tâm O của đáy li.

a, Vẽ đường đi của tia sáng phát ra từ ) và truyền tới mắt người quan sát.

b, Tính góc hợp bởi phương của tia tới và phương của tia khúc xạ.

Bài 2: Khi chiếu một tia sáng tới từ không khí vào một bản thủy tinh dưới một góc tới i = 450. Ta thấy tỉ số giữa sin góc tới với sin góc khúc xạ bằng $\sqrt{2}$. Tính:

a, Góc khúc xạ r. Vẽ hình.

b, Góc tạo bởi phương của tia tới với phương của tia khúc xạ.


Bài 1: 

a, Vẽ:

- Nối OI => Tia tới.

- Nối  IM => Tia khúc xạ

=> Đường đi của tia sáng đó là (OIM)

Bài tập tính góc tạo bởi tia tới và tia khúc xạ

b, Từ hình vẽ trên, Góc $\beta $ hợp bởi phương của tia tới với tia khúc xạ là:

                 $\beta =\alpha -i$

Trong đó: $tg\alpha =\frac{AB}{BI}=\frac{20\sqrt{3}}{20}=\sqrt{3}=>\alpha =60^{0}$

$tgi=\frac{OB}{BI}=\frac{10\sqrt{3}}{20}=\frac{\sqrt{3}}{2}=>i=41^{0}$

$=>\beta =\alpha -i=60-41=19^{0}$

Bài 2:

a, Theo đề bài ta có:

$\frac{sini}{sinr}=\sqrt{2}$

$=>sinr=\frac{sini}{\sqrt{2}}=\frac{sin45^{0}}{\sqrt{2}}=\frac{1}{2}$

=> r = $30^{0}$

- Vẽ hình:

                            Bài tập tính góc tạo bởi tia tới và tia khúc xạ

b, Gọi $\alpha $ là góc hợp bởi phương của tia tới với phương của tia khúc xạ.

Từ hình vẽ ta có:

$\alpha $ = i - r = 45 - 30 =  $30^{0}$


Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Đang cập nhật dữ liệu...