4. Ghi lại lời khuyên dành cho bạn trong từng tình huống dưới đây:

4. Ghi lại lời khuyên dành cho bạn trong từng tình huống dưới đây:

Tình huống 1. Gia đình H có hoàn cảnh khó khăn, bố bị bệnh nên thường xuyên phải đi bệnh viện. H còn một em nhỏ đang học lớp 3.

Em sẽ khuyên H nên làm gì trong hoàn cảnh trên? Nếu là bạn của H, em sẽ làm gì?

Tình huống 2. Gia đình V có mức sống trung bình nên bạn rất giản đị. Trong lớp V có nhiều bạn ăn mặc rất sành điệu, với những đồ đắt tiền. Những bạn tỏ ý coi thường V. Một lần, khi lớp tổ chức liên hoan, bạn thân của V đã gợi ý cho mượn trang phục để V cũng ngang bằng như các bạn trong lớp.

Em sẽ khuyên V điểu gì trong tình huống trên?

Tình huống 3. M chơi thân với T và thường cho T mượn sách vở, đổ dùng học tập khi bạn thiếu. Một lần, M phạm lỗi và bị nhắc nhở tại trường, bạn đã bị gia đình phạt vì lỗi đó. M tức giận vì nghĩ T kể cho gia đình mình biết. M đã nói những lời xúc phạm T; sau đó, không trò chuyện cũng không cho T mượn sách vở, đồ dùng học tập.

Em sẽ khuyên M và T nên làm gì trong tình huống trên?

Tình huống 4. Nhóm Q nhận nhiệm vụ khảo sát hành vi bảo vệ môi trường ở địa phương. Q là người hơi chậm chạp và ít nói. Các bạn trong nhóm cho phép Q không cần tham gia khảo sát vì các bạn đó sẽ làm hộ cho nhanh.

Em sẽ khuyên Q và các bạn trong nhóm như thế nào?


  • Tình huống 1. Gia đình H có hoàn cảnh khó khăn, bố bị bệnh nên thường xuyên phải đi bệnh viện. H còn một em nhỏ đang học lớp 3.

Nếu là bạn của H em sẽ khuyên H nên cố gắng học tập để không phụ lòng bố mẹ, đem thành tích tốt về khoe bố để bố phấn khởi hơn, bệnh tình tốt hơn. Đồng thời ngoài thời gian học thì nên phụ giúp mẹ việc nhà, chăm bố, chăm nom em nhỏ, làm thêm kiếm tiền giúp gia đình.

  • Tình huống 2. Gia đình V có mức sống trung bình nên bạn rất giản đị. Trong lớp V có nhiều bạn ăn mặc rất sành điệu, với những đồ đắt tiền. Những bạn tỏ ý coi thường V. Một lần, khi lớp tổ chức liên hoan, bạn thân của V đã gợi ý cho mượn trang phục để V cũng ngang bằng như các bạn trong lớp

Em sẽ khuyên V nên sống đúng với tính cách và phong cách ăn mặc của mình, không nên vì đua đòi hay sự chế bai của người khác mà làm những việc không phù hợp với hoàn cảnh, tính cách của mình.

  • Tình huống 3. M chơi thân với T và thường cho T mượn sách vở, đổ dùng học tập khi bạn thiếu. Một lần, M phạm lỗi và bị nhắc nhở tại trường, bạn đã bị gia đình phạt vì lỗi đó. M tức giận vì nghĩ T kể cho gia đình mình biết. M đã nói những lời xúc phạm T; sau đó, không trò chuyện cũng không cho T mượn sách vở, đồ dùng học tập.

Em sẽ khuyên M và T đầu tiên nên bình tĩnh để giải thích cho nhau hiểu và giải quyết vấn đề đang vướng mắc giữ hai bạn. T nên giải thích cho M hiểu tại sao lại kể cho gia đình M biết là vì muốn tốt cho bạn, giúp bạn hiểu ra hạn chế của mình để thay đổi cho phù hợp. Đồng thời, M cũng nên bình tĩnh tìm hiểu xem có phải là T là người nói cho gia đình M biết không để không trách nhầm bạn; nếu là T nói thì nên lắng nghe xem lí do tại sao T lại làm như vậy.

  • Tình huống 4. Nhóm Q nhận nhiệm vụ khảo sát hành vi bảo vệ môi trường ở địa phương. Q là người hơi chậm chạp và ít nói. Các bạn trong nhóm cho phép Q không cần tham gia khảo sát vì các bạn đó sẽ làm hộ cho nhanh.

Em sẽ khuyên Q nên xông xáo nhận các nhiệm vụ để cùng thực hiện với mọi người, không nên ỷ lại các bạn hay lười nhác, không vượt lên hạn chế của bản thân để tốt hơn. Các bạn trong nhóm cũng không nên để Q không làm việc cùng mà nên cùng nhau giúp đỡ Q khắc phục hạn chế của bản thân, hỗ trợ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao.


Từ khóa tìm kiếm Google: Giải SBT hoạt động trải nghiệm 10 sách mới, giải bài tập hoạt động trải nghiệm 10 kết nối tri thức, giải hoạt động trải nghiệm 10 KNTT chủ đề 2, giải bài 4 khám phá bản thân

Bình luận

Giải bài tập những môn khác