Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối trong các câu thơ sau:

Câu 4: Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối trong các câu thơ sau:

a. (Đặng Dung, Cảm hoài, Nguyễn Khắc Phi dịch)

Gặp thời đồ điếu công thành dễ,

Lỡ vận anh hùng hận xót xa

Phò chúa dốc lòng nâng trục đất,

Tẩy binh khôn lối kéo ngân hà. 

b. (Quang Dũng, Tây Tiến)

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi. 


a. Nghệ thuật đối:

- 2 câu đầu: gặp thời >< lỡ vận; đồ điếu >< anh hùng; công thành dễ >< hận xót ca => Hai câu thơ đối nhau từng từ, từng ý. Để bật ra nghĩa chung: thành hay không thành phụ thuộc vào thời vận (ý trời). Không phải do ý chí của con người quyết định. Ở đây cũng không có ý “oán hận của vị tướng già”.

- 2 câu sau: Phò chúa >< Tẩy binh; dốc lòng >< khôn lối; nâng trục đất >< kéo ngân hà => Hai câu thơ hô ứng, đối chọi nhau, tạo nên giọng điệu anh hùng ca đầy ấn tượng. Câu thơ dịch khá hay, lột tả được ý vị cổ điển, trang trọng của vần thơ tráng lệ. 

b. Nghệ thuật đối: đoàn quân mỏi >< hoa về trong đêm hơi => Câu thơ trên tả sương rất dữ dội. Câu dưới, cảm giác mệt mỏi của người lính như được xua đi bởi một hình ảnh đẹp lung linh như trong cõi mộng “Mường Lát hoa về trong đêm hơi” (câu trên hiện thực, câu dưới lãng mạn).


Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Kết nối bài 2 Thực hành tiếng Việt: Tác dụng của một số biện pháp tu từ trong thơ (P2)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác