Xác định biện pháp tu từ chơi chữ trong các trường hợp sau và nêu tác dụng của biện pháp này:

Câu 1: Xác định biện pháp tu từ chơi chữ trong các trường hợp sau và nêu tác dụng của biện pháp này:

  1. Nhớ nước đau lòng , con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng , cái gia gia

  1. Con cá đối nằm trong cối đá

Mèo đuôi cụt nằm mút đuôi kèo 

Anh mà đối tặng dẫu anh nghèo em cũng ưng 

  1. Tiệm bánh mì chả nóng ế khách vì bánh mì chả nóng


a. 

  • Biện pháp tu từ: chơi chữ đồng âm – đồng nghĩa

  • Tác dụng: Điệp âm “con cuốc cuốc” và “cái da da” đã tạo nên âm hưởng dìu dặt lại còn du dương nhưng vô cùng não nề thấm đến từng tâm can. Người lữ khách đi đường xa nghe văng vẳng tiếng cuốc và da da mà lòng quạnh hiu, đau nhói lòng. Nghe tiếng cuốc, tiếng da da kêu đã làm cho tác giả “nhớ nước” và “thương nhà”. Thương cái cảnh nước nhà đang chìm trong cảnh loạn lạc, gia đình li tan; thương cho cái cảnh thân con gái phải xa nhà quạnh hiu, đơn độc. Nỗi lòng của bà huyện thanh quan như sâu thẳm tầng mây, trùng trùng điệp điệp không dứt... 

b. Lối chơi chữ của câu ca dao trên là lối nói lái: cá đối nói lái thành cối đá, mèo đuôi cụt nói lái thành mút đuôi kèo 

=> Tác dụng: nhằm diễn tả sự trái khoáy, sự hẩm hiu của duyên phận

c. Biện pháp tu từ chơi chữ thông qua việc lặp lại từ "chả nóng" như một cách để tạo ra âm thanh giống nhau

=> Tác dụng của biện pháp tu từ chơi chữ trong trường hợp này là tạo nên sự hài hước và châm biếm, làm tăng sức thu hút và sự chú ý của người đọc thông qua sự sáng tạo ngôn ngữ, tạo nên một hiệu ứng âm thanh và hình ảnh đặc biệt, và đồng thời thể hiện sự khéo léo trong việc trình bày ý.


Trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời bài 1: Thực hành tiếng Việt (P2)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác