Vậy điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, sự phân bố dân cư, dân tộc của Duyên hải Nam Trung Bộ có đặc điểm gì? Các đặc điểm đó đã tạo chuyển biến như thế nào trong phát triển và phân bố kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ?

MỞ ĐẦU

Duyên hải Nam Trung Bộ là một bộ phận lãnh thổ của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều tiềm năng và đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế. Vậy điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, sự phân bố dân cư, dân tộc của Duyên hải Nam Trung Bộ có đặc điểm gì? Các đặc điểm đó đã tạo chuyển biến như thế nào trong phát triển và phân bố kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ?


- Đặc điểm về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (Địa hình, đất, nguồn nước, rừng, khí hậu, khoáng sản,...) rất phong phú và đa dạng

- Sự phân bố dân cư, dân tộc:

+ Năm 2021, Duyên hải Nam Trung Bộ có hơn 9,4 triệu người, mật độ dân số là 211 người/km², thấp hơn mật độ dân số trung bình của cả nước; thành phần dân tộc khá đa dạng như: Kinh, Chăm, Ra Glai, Cơ Tu, Xơ Đăng, Giẻ Triêng, Hoa, Cơ Ho, Tày,...

+ Dân cư tập trung đông hơn ở đồng bằng ven biển và các đô thị, khu vực đồi núi phía tây và nông thôn dân cư thưa hơn. Thành phố Đà Nẵng có mật độ dân số cao nhất Duyên hải Nam Trung Bộ (931 người/km², năm 2021). Khu vực đồng bằng và ven biển là nơi sinh sống chủ yếu của người Kinh và một số dân tộc khác, khu vực phía tây tập trung nhiều hơn các dân tộc thiểu số.

- Sự phát triển và phân bố kinh tế:

+ Quy mô GRDP của Duyên hải Nam Trung Bộ tăng nhanh, chiếm 7,6% GDP cả nước (năm 2021). Cơ cấu ngành kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá: giảm tỉ trọng nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; tăng tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp, xây dựng, đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế biển, công nghiệp năng lượng tái tạo, lọc hoá dầu,... gắn với bảo vệ môi trường và giữ vững chủ quyền biển, đảo.

+ Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ có sự chuyển biến tích cực, hình thành các lãnh thổ kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Trong đó, khu vực phía tây phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp; khu vực phía đông phát triển các khu kinh tế ven biển với nhiều ngành thế mạnh như: giao thông vận tải biển, du lịch biển, lọc hoá dầu,..... Việc hình thành các khu kinh tế ven biển tạo nên sự kết nối các hành lang kinh tế Đông – Tây, Bắc – Nam, tạo động lực cho Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển.


Trắc nghiệm Địa lí 9 Cánh diều Ôn tập chương 3: Sự phân hóa lãnh thổ (P4)

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác