Tóm tắt văn bản Về hình tượng bà Tú trong bài "Thương vợ"

HỆ THỐNG CÂU HỎI MỞ RỘNG

Câu 1: Trình bày tóm tắt văn bản Về hình tượng bà Tú trong bài "Thương vợ"


Bài tóm tắt 1: Tóm tắt văn bản “Về hình tượng bà tú trong bài Thương vợ”.

Văn bản “Về hình tượng bà tú trong bài Thương vợ” là một lời bình của tác giả Chu Văn Sơn. Mở đầu bài thơ, hình ảnh bà Tú hiện lên là một người phụ nữ thuộc gia đình nhà nho, chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi Nho giáo. Tác giả đi sâu phân tích hai câu thơ đầu tiên. Từ đó khắc họa hình ảnh bà Tú một cách rõ nét, đầy đủ, càng tô đậm thêm sự lam lũ của bà. Tuy hoàn cảnh éo le vất vả, nhưng bà Tú vẫn chu đáo với chồng con. Từ ấy, tác giả cho rằng hình tượng bà Tú cũng trở thành hình tượng người vợ. Suốt đời hi sinh cho chồng con, người vợ ấy là người vợ cao cả. Người vợ ấy là bà Tú.

Bài tóm tắt 2: Tóm tắt hay nhất tác phẩm “Về hình tượng bà tú trong bài Thương vợ”.

Bài viết "Về hình tượng bà Tú trong bài “Thương vợ”” của tác giả Chu Văn Sơn đã có những phân tích sâu sắc và đầy thuyết phục về hình ảnh người phụ nữ thông qua hình tượng bà Tú. Tác giả đã tập trung khai thác các khía cạnh quan trọng như hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ với xã hội và cộng đồng để khắc họa rõ nét chân dung bà Tú. Đó là một người phụ nữ vất vả, lam lũ nhưng đầy những vẻ đẹp và phẩm chất đáng quý, hết lòng vì chồng vì con. Qua đó, tác giả thể hiện sự đồng cảm, trân trọng đối với người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ.

Bài tóm tắt 3: Tóm tắt cô đọng và súc tích văn bản “Về hình tượng bà tú trong bài Thương vợ”.

Dưới ngòi bút tài hoa của Chu Văn Sơn, bài viết đưa ra thông tin về nền tảng gia đình của bà Tú và hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ. Đây đều là những thông tin khách quan tạo cơ sở cho lập luận sau đó. Từ thông tin về nền tảng gia đình và hoàn cảnh lịch sử, tác giả bài viết đã đưa ra những nhận xét, quan điểm của bản thân và thể hiện sự đồng cảm, xót thương về hoàn cảnh của bà Tú: vì nền tảng gia đình cùng hoàn cảnh xã hội ấy mà bà Tú buộc phải bươn chải mưu sinh, không được hưởng cuộc sống an nhàn, thảnh thơi. 

Bài tóm tắt 4: Tóm tắt nhanh - Nắm bắt ý chính văn bản “Về hình tượng bà tú trong bài Thương vợ”.

Văn bản “Về hình tượng bà tú trong bài Thương vợ” là lời bình của Chu Văn Sơn đối với hình tượng bà Tú trong bài thơ “Thương vợ”. Tác giả đã đi sâu phân tích, khau thác hoàn cảnh gia đình để làm bật nền tảng gia đình và thời buổi buộc bà Tú phải bươn chải. Sau đó tác giả đi sâu phân tích bà Tú trong mối quan hệ với xã hội, trải qua bảo vất vả, cực nhục, từ ấy làm nổi bật sự tháo vát, đảm đang của bà. Cuối cùng là bình luận về bà Tú trong mối quan hệ với gia đình để thể hiện sự thuỷ chung, thảo hiền, hết lòng vì chồng vì con của bà.

Bài tóm tắt 5: Tóm tắt ngắn gọn văn bản “Về hình tượng bà tú trong bài Thương vợ”

Văn bản là lời phân tích của Chu Văn Sơn về hoàn cảnh của bà Tú. Tác giả đã đưa ra những thông tin khách quan về nền tảng gia đình và hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ của bà Tú để làm cơ sở cho lập luận của mình. Sau đó, dựa trên các thông tin này, tác giả đã đưa ra những nhận xét, quan điểm cá nhân và bày tỏ sự đồng cảm, thương xót cho hoàn cảnh của bà Tú. Hoàn cảnh gia đình khó khăn và xã hội lúc bấy giờ có thể đã khiến bà Tú phải vất vả kiếm sống, không có được cuộc sống an nhàn, sung sướng. Từ ấy, tác giả cho rằng hình tượng bà Tú cũng trở thành hình tượng người vợ. 


Trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời bài 2: Về hình tượng bà Tú trong bài "Thương vợ" (Chu Văn Sơn) (P2)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác