Tóm tắt văn bản Ngọ Môn

HỆ THỐNG CÂU HỎI MỞ RỘNG

Câu 1: Trình bày tóm tắt văn bản Ngọ Môn


Bài tóm tắt 1: Tóm tắt văn bản “Ngọ Môn”.

Văn bản "Ngọ Môn" dẫn dắt người đọc bước vào hành trình khám phá di tích lịch sử nổi tiếng mang tên Ngọ Môn - công trình kiến trúc tiêu biểu của triều Nguyễn.Về mặt kiến trúc, có thể chia tổng thể Ngọ Môn ra làm hai hệ thống: hệ thống nền đài ở dưới và hệ thống lầu Ngũ Phụng ở trên, mặc dù cả hai đều được thiết kế ăn khớp với nhau một cách chặt chẽ và hài hoà từ tổng thể đến chi tiết. Hơn thế, Việc trang trí Ngọ Môn rất được coi trọng. Ngói ống tráng men, trang trí hoa văn, dơi ngậm tiền, bướm, rồng cách điệu bằng mảnh sứ màu và hình ảnh trang trí gỗ trên lan can: hoa lá hình bát bửu. Ngọ Môn là một tổng thể kiến trúc có voc dáng đồ so, nguy nga và thuộc vào những kiến trúc cao nhất của Hoàng thành (cả ba tầng cao tới 14,8 m). Dáng cao lớn và đẹp đẽ của nó nổi bật trong không gian, thu hút sự chú ý của mọi người khi đến thăm kinh thành Huế. 

Bài tóm tắt 2: Tóm tắt hay nhất tác phẩm “Ngọ Môn”.

Văn bản cung cấp về Ngọ Môn, là công trình kiến trúc triều Nguyễn hội tụ nhiều giá trị độc đáo. Đây không chỉ là cổng thành đơn thuần mà còn là một tổng thể kiến trúc độc đáo với lầu Ngũ Phụng trên cao, dùng làm lễ đài cho các sự kiện trọng thể. Về mặt kiến trúc: Ngọ Môn có hai phần chính: hệ thống nền đài và lầu Ngũ Phụng. Nền đài cao gần 5m, dài 57,77m, có 3 cửa: Ngọ Môn (cho vua đi), Tả Giáp môn, Hữu Giáp môn. Hai bên có lối đi cho lính và voi ngựa. Nền đài được xây bằng gạch vồ và đá thanh, trang trí bằng hệ thống lan can và mái ngói. Lầu Ngũ Phụng gồm 2 tầng, 13 gian, mái lợp ngói hoàng lưu li và ngói thanh lưu li. Lầu có 100 cột, 48 cột dài suốt 2 tầng. Tầng dưới để trống, tầng trên có cửa sổ hình tròn, hình quạt, hình cái khánh. Nét riêng trong cách trang trí: Ngói ống tráng men, trang trí hoa văn, dơi ngậm tiền, bướm, rồng cách điệu bằng mảnh sứ màu và hình ảnh trang trí gỗ trên lan can: hoa lá hình bát bửu. Ngọ Môn là công trình kiến trúc đồ sộ, cao nhất Hoàng thành (14,8m), thu hút du khách bởi vẻ đẹp nguy nga, tráng lệ, là biểu tượng kiến trúc, văn hóa của cố đô Huế.

Bài tóm tắt 3: Tóm tắt cực hay văn bản “Ngọ Môn”.

Văn bản "Ngọ Môn" dẫn dắt người đọc khám phá về Ngọ Môn – công trình kiến trúc tiêu biểu triều Nguyễn. Vì vậy, từ lâu, cùng với nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử khác, Ngọ Môn đã được xem là hình ảnh tiêu biểu cho cố đô Huế. Nền đài cao gần 5 mét, dài 57,77 mét, mang hình chữ U vững chãi. Ba cửa chính: Ngọ Môn, Tả Giáp môn, Hữu Giáp môn cùng hai lối đi song song: Tả Dịch môn, Hữu Dịch môn . Nền đài được xây dựng bằng gạch vồ và đá thanh, kết hợp hài hòa với hệ thống bậc cấp và lan can trang trí bằng gạch hoa đúc rỗng tráng men ngũ sắc. Lầu Ngũ Phụng nằm trên nền đài, gồm hai tầng với 13 gian, kết cấu thành bộ khung cũng theo hình chữ U. Mái lầu được lợp bằng ngói hoàng lưu li và ngói thanh lưu. Lầu Ngũ Phụng sở hữu 100 cột gỗ lim vững chắc, được chạm khắc tinh xảo và trang trí bằng các hình ảnh dơi ngậm tiền, bướm, rồng cách điệu bằng mảnh sứ màu cùng hoa lá hình bát bửu, thể hiện sự cầu mong sung túc, may mắn và trường thọ. Tổng thể kiến trúc Ngọ Môn cao 14,8 mét, vóc dáng đồ sộ, nguy nga, nổi bật giữa không gian Hoàng thành Huế. Ngọ Môn không chỉ mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam mà còn thể hiện tinh thần sáng tạo, tay nghề cao siêu của các nghệ nhân thời Nguyễn. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, Ngọ Môn vẫn giữ nguyên giá trị và trở thành niềm tự hào của người dân xứ Huế nói riêng và Việt Nam nói chung.

Bài tóm tắt 4: Tóm tắt nhanh - Nắm bắt ý chính văn bản “Ngọ Môn”.

Văn bản "Ngọ Môn" là một bài đọc hay và ý nghĩa, giúp chúng ta hiểu biết thêm về Ngọ Môn – công trình kiến trúc triều Nguyễn hội tụ nhiều giá trị độc đáo. Mở đầu, văn bản giới thiệu tổng quan về Ngọ Môn. Tiếp theo là giới các nội dung liên quan về khu di tích lịch sử. Kết thúc văn bản là nhận xét khái quát về giá trị của khu di tích lịch sử Ngọ Môn.

Bài tóm tắt 5: Tóm tắt ngắn gọn văn bản “Ngọ Môn”

Văn bản Ngọ Môn cung cấp những thông tin hữu ích và đầy thú vị về Ngọ Môn. Đầu tiên là những thông tin bao quát như: Ngọ Môn là công trình kiến trúc triều Nguyễn hội tụ nhiều giá trị độc đáo. Vì vậy, từ lâu, cùng với nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử khác, Ngọ Môn đã được xem là hình ảnh tiêu biểu cho cố đô Huế. Sau đó, khái quát về các đối tượng được phân loại: Đặc điểm kiến trúc Ngọ Môn, Nét tiêng trong cách trang trí Ngọ Môn. Rồi giới thiệu chi tiết từng đối tượng cụ thể: Về hệ thống nền đài, hệ thống lầu Ngũ Phụng, trang trí lan can,…


Trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời bài 3: Ngọ Môn (Theo Lê Đình Phúc)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác