Tìm hiểu cấu trúc dinh dưỡng của quần xã

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Tìm hiểu cấu trúc dinh dưỡng của quần xã.


II. CHUẨN BỊ

Dụng cụ: Thước dây; xẻng hoặc dụng cụ đào đất; vợt hoặc dụng cụ thu mẫu động vật; máy ảnh hoặc điện thoại có chức năng chụp ảnh; máy tính, giấy, bút ghi kết quả điều tra.

 

III. NGUYÊN LÝ VÀ CÁCH TIẾN HÀNH

  • Bước 1: Xác định sự có mặt của các thành phần cấu trúc dinh dưỡng (sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải) trong quần xã.

  • Bước 2: Xác định mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài.

  • Tìm kiếm các nhóm loài theo gợi ý sau:

  • Động vật sử dụng thực vật làm thức ăn.

  • Động vật ăn động vật.

  • Động vật hoặc thực vật kí sinh.

  • Kẻ bảng theo mẫu Bảng 27.1 và điền dấu (+) vào thành phần cấu trúc dinh dưỡng có mặt, dấu (-) vào thành phần không có mặt trong quần xã.

 

IV. THU HOẠCH

BÁO CÁO THỰC HÀNH

(Báo cáo mang tính gợi ý, học sinh nên báo cáo dựa theo quá trình thực tập và số liệu trên thực tế) 

1. Mục đích

Tìm hiểu cấu trúc dinh dưỡng của quần xã.

 

2. Kết quả và giải thích

  • Kết quả: Ta có bảng thành phần cấu trúc dinh dưỡng trong quần xã.

Quần xã

Sinh vật sản xuất

Sinh vật tiêu thụ

Sinh vật phân giải

1

(+)

Cỏ dại, cây ăn quả

(+)

Chim sẻ (ăn hạt, trái cây)

(+)

Giun đất

2

(+)

Cỏ dại, các loại rau

(+)

Sâu, bọ cánh cứng (ăn lá cây)

(+)

Nấm, giun đất

3

(+)

Các loại hoa, cỏ dại

(+)

Sâu bướm (ăn lá cây)

(-)

Giun đất

  • Giải thích:

  • Cỏ dại, các loại rau, các loại hoa, cây ăn quả là sinh vật sản xuất vì chúng có khả năng quang hợp, tạo nên nguồn thức ăn để nuôi các loài sinh vật dị dưỡng. 

  • Sâu, bọ cánh cứng, chim sẻ là sinh vật tiêu thụ vì chúng nhận năng lượng bằng cách tiêu thụ sinh vật sản xuất.

  • Nấm, giun đất là sinh vật phân giải vì chúng có khả năng phân hủy các sinh vật đã chết.


Trắc nghiệm Sinh học 12 Kết nối bài 27: Thực hành Tìm hiểu cấu trúc dinh dưỡng của quần xã trong tự nhiên

Bình luận

Giải bài tập những môn khác