Thực hành thể hiện cảm xúc phù hợp: Nêu những tình huống mang lại cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực cho em...
2. Thực hành thể hiện cảm xúc phù hợp
- Nêu những tình huống mang lại cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực cho em.
- Chia sẻ cách thể hiện cảm xúc của em trong tình huống đó.
- Mỗi nhóm lựa chọn một tình huống để sắm vai thể hiện kĩ năng kiểm soát cảm xúc.
+ Tình huống 1: Giờ ra chơi, Hiếu tình cơ nghe thấy Nam và Bình ngồi cuối lớp đang nói những điều không hay về mình.
+ Tình huống 2: Nhân dịp sinh nhật, An được bố tặng máy chơi điện tử cầm tay. An rất thích và giữa gìn cẩn thận món đồ này. Anh Minh hàng xóm trong một lần sang chơi đã vô tình làm hỏng nó.
- Một số tình huống mang lại cảm xúc tích cực và tiêu cực
Tình huống mang cảm xúc tích cực | Tình huống mang cảm xúc tiêu cực |
- Cô giáo và các bạn trong lớp bất ngờ tổ chức sinh nhật cho mình. - Trên đường đi học về mình nhặt được túi tiền và ngay lập tức nhờ các chú công an trả lại cho chủ nhân của chiếc túi tiền đó. - …. | - Các bạn nam trêu đùa, giật tóc làm mình ngã trên sàn lớp học. - Tuấn mất hộp bút màu, Tuấn liền đổ lỗi do mình lấy vì mình ngồi cùng bàn với bạn ấy. - …… |
- Cách thể hiện cảm xúc của bản thân em trong tình huống đó:
+ Khi gặp tình huống mang lại cảm xúc tích cực, em thường thể hiện sự vui sướng, biết ơn và hạnh phúc.
+ Khi gặp tình huống mang lại cảm xúc tiêu cực, em thường hít sở thật sâu để lấy lại bình tĩnh, xem xét lại sự việc, để điều chỉnh suy nghĩ theo hướng tích cực.
- Xử lí tình huống:
+ Tình huống 1: Em sẽ hít thở thật sâu để lấy lại bình tĩnh. Sau đó suy nghĩ theo hướng tích cực là chắc các bạn cũng nghe ai đó nói chưa đúng sự thật về mình. Sau đó, em từ tốn đến gần các bạn và nói: “Mình vừa đi qua thì vô tình nghe được các bạn có điều gì đó chưa hài lòng về mình. Nếu có thể, các bạn hãy chia sẻ trực tiếp với mình để chúng ta cùng giải quyết, tránh hiểu lầm nhau nhé!”.
+ Tình huống 2: Lúc đó em sẽ rất buồn và tức giận. Do đó, em cần hít thở sâu để lấy lại bình tĩnh. Em tự đặt mình vào vị trí của anh Minh và nghĩ chắc anh cũng không cố tình làm hỏng nó, khi làm máy hỏng như vậy chắc anh cũng rất ngại và khó xử. Cuối cùng, mình sẽ vui vẻ bảo với anh: “Không sao đâu anh ạ, em biết anh cũng không cố ý làm hỏng nó mà, để em đợi bố về nhờ bố sửa lại, hôm sau anh lại sang chơi cùng em nhé!”.
Xem toàn bộ: Giải Hoạt động trải nghiệm 5 Kết nối tuần 4
Bình luận