Thông qua thực hành, trải nghiệm thực tế, kết hợp khai thác thông tin và tư liệu trong mục, hãy trình bày nguồn gốc, biểu hiện thực hành và giá trị nhân văn của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và thờ Quốc Tổ Hùng Vương

Câu hỏi: Thông qua thực hành, trải nghiệm thực tế, kết hợp khai thác thông tin và tư liệu trong mục, hãy trình bày nguồn gốc, biểu hiện thực hành và giá trị nhân văn của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và thờ Quốc Tổ Hùng Vương.


Về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên:

- Nguồn gốc: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có nguồn gốc sâu xa từ thời công xã thị tộc. Về sau, với ảnh hưởng của Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo, tín ngưỡng này được củng cố và bổ sung những nhân tố mới.

- Biểu hiện thực hành: Thờ cúng tổ tiên trong mỗi gia đình ở Việt Nam diễn ra thường xuyên, đặc biệt vào dịp ngày dỗ, ngày lễ, Tết, ...

- Giá trị nhân đạo: Đây là một tín ngưỡng tốt đẹp thể hiện sự biết ơn, công sinh thành, nuôi dưỡng của thế hệ trước.

Về tín ngưỡng thờ Quốc Tổ Hùng Vương:

- Nguồn gốc: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương khởi nguồn từ tục thờ thần tự nhiên, về sau có thờ các Vua Hùng. Từ thời vua Lê Thánh Tông, lễ hội Đền Hùng được coi là lễ tế cấp quốc gia. Từ năm 1917, vua Khải Định chính thức lấy ngày 10 tháng Ba âm lịch làm ngày tế lễ chính. Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ).

- Biểu hiện thực hành:

+ Thời gian: Diễn ra từ ngày 1 đến hết ngày 10 tháng Ba âm lịch hằng năm. Tổ chức lễ trọng thể vào ngày chính hội (ngày 10 tháng Ba)

+ Hoạt động chính: Lễ dâng hương tại Đền Thượng, Đền Trung, Đền Hạ, Đền Giếng; lễ rước kiệu của các làng: Tiên Cương, Hy Cương, Phượng Giao, Cổ Tích. Sau lễ tế, diễn ra hát Xoan (ở Đền Thượng), hát Ca trù (ở Đền Hạ) và nhiều trò chơi dân gian khác.

- Giá trị nhân đạo: Lễ hội Đền Hùng được xem là lễ hội đặc biệt quan trọng của dân tộc Việt Nam, nhằm thể hiện ý thức hướng về nguồn cội, phản ánh truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.


Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác