Nêu những nét cơ bản về đối tượng thờ cúng và lịch sử phát triển của tín ngưỡng thờ Thành hoàng của người Việt. Tín ngưỡng này có giá trị như thế nào?

3. TÍN NGƯỠNG THỜ THÀNH HOÀNG LÀNG

Câu hỏi: Nêu những nét cơ bản về đối tượng thờ cúng và lịch sử phát triển của tín ngưỡng thờ Thành hoàng của người Việt. Tín ngưỡng này có giá trị như thế nào?


- Về đối tượng thờ cúng: Nhiên thần và nhân thần:

+ Nhiên thần: các vị thần có nguồn gốc tự nhiên như thần núi Tản Viên, thần Bạch Thạch, ...

+ Nhân thần: là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa (Bà Trưng, Bà Triệu, ...); tổ nghề (người có công truyền dạy cho dân làng 1 nghề thủ công nào đó); người có công khai phá lập làng, ...

- Về lịch sử Phát triển: xuất hiện ở Việt Nam từ thời Bắc thuộc và từng bước phát triển thành tín ngưỡng mang đặc trưng riêng của người Việt Nam.

+ Từ thời Lý – Trần, các vua đều sắc phong cho vị thần bảo hộ kinh đô Thăng Long là Thành hoàng Đại vương. 

+ Thời Lê sơ, triều đình cũng cho lập đàn thờ Thành hoàng cùng với đàn tế các vị thần: Gió, Mây, Mưa, Sấm. 

+ Từ thời Lê trung hưng, tục thờ Thành hoàng có quy định riêng và ngày càng phổ biến trong các làng xã.

- Về giá trị của tín ngưỡng thờ Thành hoàng: thể hiện lòng biết ơn những người có công, phản ánh ý thức giữ gìn luật lệ, lề lối gia phong của làng xã và tinh thần đoàn kết cộng đồng của nhân dân các địa phương.


Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác