Thí nghiệm: Thủy phân dung dịch NaCl (tự điều chế nước Javel để tẩy rửa)

Hoạt động thí nghiệm: Thí nghiệm: Thủy phân dung dịch NaCl (tự điều chế nước Javel để tẩy rửa)

Chuẩn bị:

Hóa chất: dung dịch NaCl bão hòa, cánh hoa hồng.

Dụng cụ: nguồn điện một chiều (3 – 6 vôn), cốc thủy tinh 100 mL, hai điện cực than chì, dây dẫn, kẹp kim loại.

Tiến hành:

- Lắp thiết bị thí nghiệm điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ như Hình 16.3.

- Rót khoảng 80 mL dung dịch NaCl bão hòa vào cốc rồi nhúng hai điện cực than chì vào dung dịch.

- Nối hai điện cực than chì với hai cực của nguồn điện và tiến hành điện phân trong khoảng 5 phút.

- Cho một mẩu cánh hoa hồng vào cốc chứa khoảng 5 mL dung dịch sau điện phân

Quan sát hiện tượng quan sát xảy ra và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Giải thích hiện tượng quan sát được ở mỗi điện cực.

2. Giải thích khả năng tẩy màu của dung dịch sau điện phân.

3. Tại sao nên dùng nắp đậy trong quá trình điện phân?


1. Ở cực âm: quá trình oxi hoá xảy ra. PT: 2Cl- → Cl2 + 2e

Ở cực dương: quá trình khử xảy ra. PT: H2O + 2e → H2 + 2OH-

2. Khả năng tẩy màu của dung dịch sau điện phân có được do Cl2 là chất oxy hoá mạnh, có thể tác động lên chất hữu cơ (như màu của cánh hoa hồng) và tẩy màu. Đồng thời, trong dung dịch cũng có NaOH có khả năng làm mất màu chất hữu cơ.

3. Nên dùng đắp nậy trong quá trình điện phân vì để ngăn chặn sự bay hơi của dung dịch và chất khí sản phẩm. Việc này giúp giữ cho quá trình điện phân diễn ra đúng và chất khí sinh ra có mùi xốc gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, đậy nắp giúp đảm bảo an toàn khi làm thí nghiệm. 


Trắc nghiệm Hóa học 12 Kết nối bài 16: Điện phân (P2)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác